Triệu chứng gây hại của bệnh đạo ôn và cách phòng trừ bệnh đạo ôn cho lúa hiệu quả

Bệnh đạo ôn hay còn gọi là bệnh Cháy lá, là một dịch hại nguy hiểm và phổ biến trên cây lúa.

Tên tiếng anh: Rice blast disease

Tên khoa học: Pirycularia oryzae

Tác nhân: do nấm Pirycularia oryzae gây ra. Bệnh gây hại trên lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié và hạt.

Triệu chứng gây hại của bệnh đạo ôn: Bệnh đạo ôn gây hại ở trên lá, cổ bông, gié lúa. Bệnh hại từ giai đoạn mạ đến khi thu hoạch (gây hại cổ bông).

Trên mạ vết bệnh có màu hồng hình thoi, sau chuyển qua màu nâu vàng, khô héo chết.

Trên lá lúa (giai đoạn đẻ nhánh) vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt. Về sau vết bệnh lớn dần có hình thoi, hai đầu nhọn dọc theo gân lá, giữa bạc trắng, xung quanh viền nâu, ngoài cùng có quầng vàng hẹp. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau tạo thành vết lớn và gây hiện tượng cháy lá. Các vết bệnh màu nâu nhỏ thường gọi là triệu chứng mãn tính, khi trên lá xuất hiện những vết bệnh màu xám nhạt và lớn gọi là triệu chứng cấp tính.

Trên thân, ban đầu là vết bệnh là một chấm nhỏ màu đen về sau lớn dần bao quanh thân, làm cho thân teo lại, cây lúa dễ bị gãy gục.

Trên cổ bông, cổ gié, vết bệnh màu nâu, làm cả bông lúa hoặc gié lúa bị lép trắng, dễ bị gẫy.

Trên hạt, ít bị tấn công. Nhưng khi xâm nhập lên vỏ hạt tạo nên hiện tượng lem vỏ hạt lúa.

Điều kiện phát sinh và phát triển :

Bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh do đó bệnh phát triển thất thường.

- Điều kiện thời tiết: bệnh hại nặng vào lúc trời mát, gió nhẹ, ẩm độ không khí cao, có mưa thường xuyên và kéo dài, trời âm u ít nắng cũng thuận lợi cho bệnh phát triển và gây hại nặng.

- Điều kiện dinh dưỡng (phân bón): Bón nhiều phân đạm, thiếu lân và kali thường làm cho bệnh phát triển. Ở những ruộng đã bón nhiều đạm, nếu bón thêm phân lân sẽ làm bệnh nặng hơn. Còn nếu đất thiếu lân thì bón thêm lân hạn chế được bệnh (ở những vùng đất phèn). Bón kali nhiều hay ít cần phải cân đối lượng đạm bón vào ruộng.

- Giống lúa: Ở nước ta đã xác định được nhiều giống chống bệnh trong điều kiện ngoại cảnh ở các địa phương. Phản ứng với bệnh của các giống biến đổi theo từng nước, thậm chí từng vụ ở ngay trong một địa phương. Mức độ chống bệnh của các giống liên quan đến điều kiện thời tiết, đất đai và kỹ thuật canh tác.

Tính chống bệnh của giống lúa có liên quan đến các đặc điểm hình thái và thành phần hoá học trong cây lúa.

- Điều kiện khô hạn: ở những vùng lúa bị hạn, những vùng trồng lúa rẫy, nhiệt độ ngày đêm có chênh lệch, sương mù bệnh phát triển nặng.

- Nguồn bệnh: nấm bệnh lưu tồn trong rơm rạ, cỏ dại, hạt giống… là nguồn bệnh lây lan qua vụ sau.

Các giai đoạn cần lưu ý bệnh đạo ôn hại lúa:

- Giai đoạn mạ: thường phát sinh trên các giống nhiễm, làm cây suy yếu ảnh hưởng năng suất về sau.

- Giai đoạn cuối đẻ nhánh đến làm đòng.

- Giai đoạn trước và sau trổ.

Để hạn chế bệnh phát sinh phát triển gây hại, bà con thường xuyên thăm đồng, nhất là vào các giai đoạn cần lưu ý (quan sát kỹ từng bụi lúa, đặc biệt những nơi lúa tốt, rậm rạp nằm giữa ruộng hoặc gần bờ bao, cống bộng dẫn nước) để phòng trị kịp thời.

Biện pháp phòng và thuốc trị bệnh đạo ôn hại lúa

- Gieo trồng các giống lúa kháng bệnh thích hợp với điều kiện canh tác của địa phương

Amtivo 750WG

Quy cách: gói 14g

THÀNH PHẦN:

Tebuconazole .... 500g/kg

Trifloxystrobin ... 250g/kg

Phụ gia .............. 250g/kg

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Là thuốc trừ bệnh phổ rộng công nghệ mới, nội hấp, lưu dẫn, trừ được nhiều loại bệnh xuất hiện cùng một lúc, ức chế quá trình sinh tổng hợp của các tế bào nấm bệnh. Thuốc đăng ký đặc trị hiệu quả bệnh đốm lá trên hồ tiêu.

  • Được sản xuất bởi nhà máy tốt nhất trên thế giới về thuốc trừ bệnh. Với liều lượng tăng hơn 40% so với loại thông thường. Đã tốt nay còn tốt hơn; yên tâm tuyệt đối khỏi lo bệnh đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá.

  • Đặc trị: đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn trên lúa.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

BỆNH HẠI

LIỀU LƯỢNG

Lúa

Đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn .

14g/ bình 25 lít. Phun 2 bình cho 1.000m².

Rau màu: Cà Chua, Ớt, Dưa Hấu, Bắp Cải, Hoa Cúc, Dâu Tây, Cây họ đậu, … 

Rỉ sắt, thán thư, đốm lá, phấn trắng, đốm vòng, …

40g/ 100 lít nước, phun

ướt đều tán lá cây.

Cây ăn quả: Xoài, Thanh Long, Sầu Riêng, Bưởi, Nho, Điều, Cam, Quýt, Vải, Mãng Cầu, …

Thán thư, cháy lá, đốm đen quả, rỉ sắt, đốm vòng, thối quả, …

80g/ 1 phuy 200 lít.

Phun ướt đều tán lá cây.

  • Thời gian cách ly an toàn: 07 ngày trước khi thu hoạch.

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn