Sâu xanh chủ yếu gây hại trên lá, làm cho lá ớt chỉ còn trơ khung, sâu lớn hơn tạo ra các lỗ thủng.
Cây ớt bị sâu tấn công mạnh nếu trồng gần khu vực cây họ đậu đỗ.
Đặc điểm sinh thái
Vòng đời của sâu xanh da láng từ 30 – 40 ngày. Trong đó Trứng: 3 – 5 ngày, Sâu non: 15 – 20 ngày, Nhộng: 8 – 12 ngày, Trưởng thành: 4 – 6 ngày.
Sâu xanh da láng thường phát triển và gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết khô, nóng.
Sâu non mới nở ăn biểu bì lá. Sâu lớn tuổi phát tán rộng ra, ăn khuyết phiến lá, cắn đọt non làm lá xơ xác chỉ còn lại gân lá. Sâu đục khoét lỗ trên quả, không sống trong lỗ.
Biện pháp canh tác:
– Cần bơm nước làm ngập ruộng để diệt nhộng trước khi cày.
– Cày ải phơi ruộng để diệt sâu và nhộng.
– Vệ sinh ruộng trồng để hủy bỏ tàn dư cây trồng.
– Trồng với mật độ thích hợp, không nên trồng dày hoặc thưa quá.
– Bón phân cân đối hợp lý cũng là biện pháp hạn chế bớt sâu bệnh phát triển.
Biện pháp cơ học:
Ở những thửa ruộng diện tích nhỏ có thể ngắt bỏ ổ trứng và bắt sâu xanh da láng non khi chúng đang sống tập trung quanh ổ.
Biện pháp hóa học:
Dùng thuốc đặc hiệu trừ sâu xanh da láng có hiệu quả cao của CÔNG TY TNHH THUỐC BVTV THIÊN BÌNH là Thife New và Emagold 6.5 EC.
Liều lượng sử dụng:
40ml Thife New + 50ml Emagold cho 1 bình 25 lít.
Trong ngày nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
Khi điều tra sâu thấy sâu non mới nở hoặc còn nhỏ sống tập trung là thời điểm phun thuốc tốt nhất
Sâu non từ tuổi lớn có tính kháng thuốc mạnh vì vậy cần sử dụng luân phiên các loại thuốc
Lưu ý: Không phun trên các cây họ cà và cây ớt lúc còn nhỏ.
Biện pháp cơ học:
Ở những thửa ruộng diện tích nhỏ có thể ngắt bỏ ổ trứng và bắt sâu xanh da láng non khi chúng đang sống tập trung quanh ổ.
Trên đây là tất cả những gì tổng quan nhất về sâu xanh da láng hại ớt, từ đặc điểm hình thái sinh thái cho đến phát sinh gây bệnh và biện pháp phòng trừ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bà con trong việc trồng ớt đạt năng suất cao.
Nguồn: Tổng hợp