Sâu cuốn lá có tên khoa học là Diaphania pyloalis Walkor, là loại côn trùng thuộc bộ cánh vẩy.
Phân bố và tác hại:
Sâu cuốn lá xuất hiện ở rất nhiều nước trên thế giới. Sâu cuốn lá hại chủ yếu ở mùa hè, mùa thu. Trong điều kiện thời tiết khô hạn, sâu cuốn lá phát triển rất nhanh thành dịch, phá hoại nghiêm trọng, làm cho vườn dâu bị khô vàng. Phân của sâu thải ra dính ở mặt lá dâu, khi tằm ăn vào rất dễ phát sinh bệnh táo bón.
Hình thái và tập tính sâu cuốn lá hại dâu tây:
Sâu trưởng thành nhỏ, dài khoảng 10 mm, mầu xám, có lớp lông trắng. Cánh ở mép trước có một số vân mầu nâu, chính giữa cánh có một số vân mầu vàng. Phía dưới cánh có một lỗ hình tròn. Cánh sau có mầu trắng sữa. Trứng của sâu cuốn lá có hình tròn, kích thước 0,7 x 0,4 mm, mầu vàng nhạt. Mặt ngoài của trứng có chất sáp và có tính phản quang.
Sâu non lúc mới nở toàn thân có lớp lông, thân có mầu xanh nhạt. Qua 4 lần lột xác thì đẫy sức, lúc này thân của sâu có mầu vàng. Chiều dài của sâu dài khoảng 24 mm, các đốt bụng có 4 – 6 điểm đen.
Sâu qua đông ở thời kỳ nhộng, nhộng non dài khoảng 23 mm, lúc nhộng già dài khoảng 19 mm, nhộng có mầu vàng nâu.
Sâu cuốn lá 1 năm có 8 – 10 lứa, lứa cuối cùng, khi sâu non đã đẫy sức, nó tìm các kẽ hở ở cây dâu kết kén để qua đông. Sang mùa xuân năm sau, sâu non hoá nhộng sau đó vũ hoá để đẻ trứng. Trứng thường đẻ ở mặt dưới của lá, trung bình 1 con bướm đẻ 170 – 200 quả trứng. Thông thường sau 5 – 7 ngày trứng nở ra sâu non. Khi mới nở sâu non tập trung ở mặt dưới của lá, ăn phần thịt lá và biểu bì dưới. Sau tuổi 3, sâu nhả tơ và cuộn lá lại, ẩn ở bên trong để ăn lá dâu. Sau khi ăn hết lá này sâu lại chuyển sang lá khác. Khi cây dâu bị ăn hết lá, sâu non nhả tơ, nhờ gió đu đưa để chuyển sang cây khác, tiếp tục gây hại. Sâu non khi đã già cuộn lá lại làm kén hoá nhộng, vũ hoá rồi lại đẻ trứng nở ra lứa khác. Lứa cuối cùng trong năm mới qua đông ở thời kỳ sâu non.
Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng dâu vào vụ đông sau khi đốn đông cày lật đất, cuốc đất xung quanh gốc dâu, để phơi gốc dâu 5 – 7 ngày để diệt các loại trứng, ấu trùng qua đông dưới gốc dâu.
+ Nếu sâu mới xuất hiện với số lượng ít, dùng lao động thủ công ngắt các lá có sâu đem đốt, chôn.
Thuốc trị sâu cuốn lá hại dâu tây
EMAGOLD 6.5EC
Liều lượng: 15/20ml cho 1 bình 20 lít nước
THIFE NEW
Liều lượng: 15/20ml cho 1 bình 20 lít nước
CHIP JAPAN
Liều lượng: 15/20ml cho 1 bình 20 lít nước
THI-URON
Liều lượng: Pha 240 ml cho 1 phuy 220 lít nước.
Nguồn BVTV Thiên Bình tổng hợp
BVTV Thiên Bình kính chúc bà con trúng mùa, được giá !
CÔNG TY TNHH THUỐC BVTV THIÊN BÌNH
ĐC: E22-D2, KDC SỞ VHTT, ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG, P. PHÚ HỮU, TP. THỦ ĐỨC, TP.HỒ CHÍ MINH
ĐT: 02822.48.52.52
Web: www.bvtvthienbinh.com
Email: bvtvthienbinh@gmail.com