Rụng quả non trên cây ăn trái và thuốc trị rụng quả non trên cây ăn trái

Hiện tượng rụng quả non ở các cây ăn quả như sầu riêng, xoài, mít, cam, quýt, chanh và nhiều loại cây khác là một hiện tượng tự nhiên, bình thường. Ở một số cây như xoài, nhãn… tỉ lệ quả non bị rụng phổ biến tới trên 90%. Tuy vậy nếu bị rụng nhiều quá sẽ làm giảm năng suất và cần phải có biện pháp hạn chế.

Rụng quả do 3 nguyên nhân chủ yếu như thiếu dinh dưỡng, thời tiết không thích hợp hoặc thay đổi đột ngột và do sâu bệnh hại. Về cơ chế thì sự rụng quả là do một số tế bào ở cuống quả bị chết tạo thành một tầng rời.

1. Nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng:

Sau khi đậu quả, cây thiếu dinh dưỡng sẽ không đủ sức nuôi toàn bộ số quả trên cây nên phải rụng bớt đi để tập trung dinh dưỡng nuôi số quả còn lại. Khắc phục nguyên nhân này bằng cách bón phân cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây.

- Cách bón:

Bón phân đầy đủ, cân đối giữa phân hữu cơ, đạm và lân sau mỗi vụ thu hoạch để cây lấy lại sức phát triển thân lá, đủ khả năng nuôi được nhiều quả về sau. Lượng phân nên bón theo sản lượng quả mà cây đã đạt được hoặc dự kiến sản lượng cây sẽ cho thu hoạch;

Khi quả non đã hình thành cần nhiều đạm và kali: Bón hỗn hợp phân Đạm Urê và phân Kaly clorua (Kaly đỏ) để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, lượng phân bón tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng quả cho thu hoạch;

Ngoài phân bón gốc, ở giai đoạn cây đã có quả non sử dụng phân bón qua lá có hàm lượng đạm, kali và các nguyên tố vi lượng đem lại hiệu quả nhanh và rõ rệt.

2. Nguyên nhân do thời tiết

Diến biến thời tiết như khô hạn kéo dài, giá lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc mưa gió lớn làm tăng tỷ lệ rụng quả, nguyên nhân này biện pháp hạn chế khó khăn, bà con nên áp dụng theo kinh nghiệm thực tế ở từng địa phương.

3. Nguyên nhân do sâu bệnh hại

Giai đoạn từ khi có quả non đến thu hoạch cần chú ý một số sâu bệnh hại chính: Nhện đỏ, bệnh Phấn trắng, bệnh Loét và Bệnh nứt thân sùi bọt…

Nhện đỏ, bệnh loét làm lá và qủa non bị vàng và rụng.

Bệnh nứt thân sùi bọt, phấn trắng làm cả cây bị suy yếu, gây rụng lá và rụng quả non hàng loạt, bệnh nặng có thể làm chết cây, cần phát hiện và phòng trừ sớm.

Những cây nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (Greening) tỉ lệ quả non bị rụng cũng rất cao.

Nguyên tắc chung phòng trừ sâu bệnh cho các cây có múi cũng phải áp dụng bằng việc thực hiện tổng hợp hài hòa các biện pháp (IPM): từ chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, tỉa cành, tạo tán, bắt sâu, ngắt lá bệnh, bẫy bả, bảo vệ con có ích…chỉ phun thuốc Bảo vệ thực vật khi thật cần thiết.

4. Thuốc trị rụng trái non cây ăn trái hiệu quả nhất hiện nay

CANXI-BO-GA3

Quy cách: chai 500ml

THÀNH PHẦN:

CaO: 15% ; B: 10.9% ; GA3: 5000ppm ; Mg: 0.8% ;  S: 0.5% ; Cu: 2200ppm ; Zn: 1200ppm

ƯU ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM:

  • Dưỡng hoa, giúp hoa trội nhanh, mạnh, hoa khỏe, nụ trứng cá xanh mạnh, không bị lì hột, tăng thụ phấn đậu trái. Hạn chế hiện tượng trái non dạng móc câu.

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Dưỡng hoa, hoa to khỏe, chống rụng hoa, rụng nụ, tăng thụ phấn, đậu trái tối đa.
  • Giúp bông sáng, nụ hoa trứng cá mau trội, hột xanh, mạnh, khắc phục hiện tượng nụ hoa trứng cá bị vàng, yếu, lì hột.
  • Tăng khả năng chống chịu của hoa đối với thời tiết bất lợi như: chống khô đen bông, chống sương muối, hoa không bị hại khi trời mưa, chống héo trái non, phòng trừ hiện tượng trái non dạng móc câu.
  • Tăng hiệu quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

GIAI ĐOẠN

LIỀU DÙNG

LƯỢNG NƯỚC

Khi tược bông xuất hiện

15-20ml

8-10 lít

1 chai

2 phuy (440 lít)

Khi tược bông dài 6 - 8 cm

10-15ml

8-10 lít

1 chai

2 phuy (440 lít)

Trước và sau khi nở hoa 5 ngày

10ml

8-10 lít

1 chai

2 phuy (440 lít)

Mỗi đợt nên sử dụng 2 lần, cách nhau 5 - 7 ngày.

 

AMICOL 360EC

Quy cách: chai 240ml

THÀNH PHẦN:

Difenoconazole ... 155g/l

Propiconazole ..... 155g/l

Tebuconazole ....... 50g/l

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

DỊCH HẠI

LIỀU LƯỢNG

Lúa

Lem lép hạt.

Pha  20ml/ bình 25 lít.

Đốm vằn.

Chuối

Thán thư, tạo phấn trái.

Pha 10-12ml/ bình 20 lít.

Chai 240ml pha cho 2 phuy 200 lít.

Liều lượng: 0,3-0,5 lít/ ha. Lượng nước 400-500 lít/ ha.

Thời gian cách ly: 07 ngày.

Mít

Sơ đen múi mít, thối quả.

Cây ăn trái: Sầu Riêng, Xoài, Mãng Cầu.

Thán thư, khô đen bông,

bóng đẹp trái.

Rau màu: Ớt, Cà Chua, Bắp Cải, Dâu Tây, Hoa Hồng, ...

Thán thư (đốm mắt cua).

Amtivo 750WG

 

Quy cách: gói 14g

THÀNH PHẦN:

Tebuconazole .... 500g/kg

Trifloxystrobin ... 250g/kg

Phụ gia .............. 250g/kg

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Là thuốc trừ bệnh phổ rộng công nghệ mới, nội hấp, lưu dẫn, trừ được nhiều loại bệnh xuất hiện cùng một lúc, ức chế quá trình sinh tổng hợp của các tế bào nấm bệnh. Thuốc đăng ký đặc trị hiệu quả bệnh đốm lá trên hồ tiêu.
  • Được sản xuất bởi nhà máy tốt nhất trên thế giới về thuốc trừ bệnh. Với liều lượng tăng hơn 40% so với loại thông thường. Đã tốt nay còn tốt hơn; yên tâm tuyệt đối khỏi lo bệnh đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá.
  • Đặc trị: đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn trên lúa.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

BỆNH HẠI

LIỀU LƯỢNG

Lúa

Đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn .

14g/ bình 25 lít. Phun 2 bình cho 1.000m².

Rau màu: Cà Chua, Ớt, Dưa Hấu, Bắp Cải, Hoa Cúc, Dâu Tây, Cây họ đậu, … 

Rỉ sắt, thán thư, đốm lá, phấn trắng, đốm vòng, …

40g/ 100 lít nước, phun

ướt đều tán lá cây.

Cây ăn quả: Xoài, Thanh Long, Sầu Riêng, Bưởi, Nho, Điều, Cam, Quýt, Vải, Mãng Cầu, …

Thán thư, cháy lá, đốm đen quả, rỉ sắt, đốm vòng, thối quả, …

80g/ 1 phuy 200 lít.

Phun ướt đều tán lá cây.

  • Thời gian cách ly an toàn: 07 ngày trước khi thu hoạch.

Nguồn BVTV Thiên Bình tổng hợp

CÔNG TY TNHH THUỐC BVTV THIÊN BÌNH.

ĐC: E22-D2, KDC SỞ VHTT, ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG, P. PHÚ HỮU, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM.

ĐT: 02822.48.52.52

Email: bvtvthienbinh@gmail.com

Web: www.bvtvthienbinh.com

Link Fanpage: https://www.facebook.com/THIEN-BINH-102656208736169

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn