Rệp sáp là sâu hại nghiêm trọng có thể gây hại lên bất kỳ bộ phận nào của cây như thân, lá, quả và đặc biệt là rễ. Vào những năm trước 1990, rệp sáp hại rễ đã bùng phát thành dịch khiến nhiều vườn tiêu tại Đắk Lắk đã bị hủy diệt.
Để giúp bà con nhận định được ngay loài sâu hại này và có những biện pháp phòng trừ hợp lý chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm hình thái và cách gây hại của loài rệp sáp này trong bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm hình thái của rệp sáp
Rệp sáp là loại côn trùng chích hút, có kích thước rất nhỏ chỉ với chiều dài từ 2,5- 3,5 mm, chiều rộng từ 1,8- 2.0 mm. Cơ thể thường có hình oval hơi tròn xung quanh cơ thể thường có 18 cặp tua ngắn, trong đó cặp thứ 17 thường dài hơn hẳn so với những cặp khác.
Bao quanh cơ thể của rệp có rất nhiều sáp trắng nhưng cơ thể vẫn hiện tõ các vết ngấn đốt khác nhau. Cơ thể của rệp khi không có sáp trắng bao phủ thường có màu hồng nhạt, nâu nhạt hoặc vàng nâu.
Đặc điểm sinh học và cách gây hại
Rệp non khi mới nở cơ thể thường có màu hồng, hình bầu dục và có khả năng di chuyển rất nhanh. Sau khi nở rệp tấn công vào các bộ phận non của cây. Cơ thể sau vài ngày sẽ xuất hiện lớp sáp trắng từ đó dường như không di chuyển nữa.
Rệp sáp thường chích hút vào các vị trí như gié bông, gié trái, đọt non, kẽ cành và bên dưới lá tiêu. Chúng chích và hút toàn bộ dinh dưỡng từ các bộ phận này khiến bộ phận này không thể phát triển được và khô héo.
Khi chích hút vào các bộ phận khí sinh như cành, lá, thân rệp sáp còn tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển, bao bọc xung quanh tất cả các bộ phận này khiến cây không thể quang hợp, từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, khả năng đậu quả, chất lượng hạt. Nếu bị tấn công quá mạnh, rệp sáp sẽ làm cây tiêu bị vàng lá, rụng gié bong, quả non rụng hoặc bị lép.
Rệp sáp hại rễ thường chích hút tại thân ngầm và rễ tạo ra các vết thưởng hở để nấm xâm nhập và làm thối rễ. Khi bị nấm tấn công, cây sẽ bị vàng, rụng lá và chết rất nhanh.
Cây khi bị rệp sáp nhẹ thường khó phát hiện ta., khi bị nặng thì cây thường vàng lá, cằn cỗi, một thời gian sau cây rụng hết lá và chết. Triệu chứng bệnh khá giống với bệnh chết chậm nên khi phát hiện ra bệnh bà con cần chú ý kiểm tra bộ rễ của cây bị vàng lá để xác định xem cây thuộc loại bệnh nào để có biện pháp phòng trừ thích hợp.
Khi rệp sáp bùng phát mạnh, rệp sáp thường có măng xông bao bọc xung quanh tạo thành những cục u lớn. Mỗi cục u này có rất nhiều rệp sáp ẩn nấp. Lớp măng xông này có độ dày cao giúp rệp không bị tác động bởi điều kiện ngoại cảnh bên ngoài, chính vì vậy khi để rệp xuất hiện măng xông thì rất khó tiêu diệt triệt để được rệp.
Rệp sáp hại rễ thường tấn công vào phần cổ rễ trước sau đó là tấn công vào rễ ngang và rễ chính. Nên nếu xác định là cây bị rệp sáp chứ không phải bệnh chết chậm, kiểm tra cổ rễ không thấy rệp sáp thì cần phải đào sâu xuống vùng rễ ngang rồi rễ chính để tìm rệp.
Rệp sáp thường lây lan nhờ kiến và chính nhờ các chất thải sau khi chích hút của rệp sáp cũng là thức ăn cho loài kiến vì có hàm lượng đường cao. Chính chất thải này cũng là điều kiện chính giúp nấm muội đen phát triển.
Kiến vừa ăn dịch tiết ra, vừa mang rệp sáp đi đến nhiều bộ phận khác của cây khiến cho bệnh bùng phát nhanh hơn. Rệp sáp còn có thể lây lan theo nước mưa, nước tưới hoặc các công cụ lao động.
Biện pháp phòng trừ:
Cần chăm sóc vườn cây thường xuyên, cắt bỏ những cành mọc sát mặt đất để tránh rệp sáp từ đất lây lan. Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên để loại trừ kiến.
Thường xuyên theo dõi vườn cây bị bệnh rệp sáp để có những biện pháp phòng trừ thích hợp nhất. Đối với những cành nhánh tiêu bị rệp sáp nặng cần cắt bỏ và tiêu hủy ra khỏi vườn.
Không trồng tiêu lên những vùng đất đã bị rệp sát gây hại nặng.
Thuốc trị rệp sáp hiệu quả hiện nay
Hiện nay để trị rệp sáp hiệu quả bạn có thể tham khảo các loại trị rệp sáp dưới đây:
Công thức: SIEURAY 250SC pha 120ml cho 1 phuy 220 lít nước.
Nguồn BVTV Thiên Bình tổng hợp
CÔNG TY TNHH THUỐC BVTV THIÊN BÌNH.
ĐC: E22-D2, KDC SỞ VHTT, ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG, P. PHÚ HỮU, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM.
ĐT: 02822.48.52.52
Email: bvtvthienbinh@gmail.com
Web: www.bvtvthienbinh.com
Link Fanpage: https://www.facebook.com/THIEN-BINH-102656208736169