Tên khoa học: Idiocerus niveosparsus Lethierry
Họ Rầy Xanh (Cicadellidae), Bộ Cánh Đều (Homoptera)
Trên cây xoài thường có nhiều loại rầy gây hại bông xoài. Ở Việt Nam gặp chủ yếu là loài Idiocerus niveosparsus Lethierry.
1. Phân bố và ký chủ của rầy bông xoài (Idiocerus niveosparsus Lethierry)
- Rầy xuất hiện nhiều ở Ấn Độ, Malaisia, Philippines, Formose. Loài này chỉ gây hại duy nhất trên cây xoài.
2. Đặc điểm hình thái và sinh học của rầy bông xoài (Idiocerus niveosparsus Lethierry)
Vòng đời phát triển của loài rầy bông xoài bao gồm các giai đoạn: Thành trùng, trứng, ấu trùng. Đặc điểm của mỗi giai đoạn như sau:
- Đặc điểm hình thái của thành trùng của rầy bông xoài: có thân dài khoảng 4 mm, cánh màu nâu, trên cánh phần giúp với ngực có một băng trắng chạy ngang.
- Đặc điểm trứng của rầy bông xoài: Khi mới đẻ trứng có màu trắng, sắp nở chuyển sang màu vàng. Thời gian ủ trứng từ 4 – 7 ngày.
- Ấu trùng của rầy bông xoài khi mới nở có màu trắng sữa, có 5 tuổi với thời gian phát triển từ 8 – 10 ngày.
3. Tập quán sinh sống và cách gây hại của rầy bông xoài (Idiocerus niveosparsus)
- Thành trùng mới vũ hóa rất linh động và liền sau đó di chuyển tới chồi, lá non, bắt đầu đẻ trứng, ngay cả trên chồi non còn cuốn lại, hoặc trên các gân chính của lá, chúng còn đẻ trứng trên từng hoa nhỏ hay trên cành nhỏ.
- Cả thành trùng và ấu trùng đều sống trong lá xoài và nhảy xào xạc khi bị động đến.
- Khi xoài trổ bông thì rầy tập chung chích hút trên bông và chồi non.
- Rầy cái dùng bộ phận đẻ trứng nhọn ở cuối bụng đẻ trứng rải rác vào bên trong cuống của chồi non. Rầy đẻ trứng và chích hút nhiều gây ra 2 hiện tượng sau:
+ Rầy chích hút trên lá, làm lá không phát triển được, lá bị cong, rìa lá bị khô. Hút trên hoa làm phát hoa bị khô và rụng. Chích hút trên trái sau khi thụ tinh làm trái không phát triển được và bị rụng.
+ Số lượng trứng đẻ nhiều trên các bộ phận trên cành non, bông gây vết thương làm cho các phần trên bị khô, héo và có thể sử dụng.
+ Sự tập trung chích hút vào thành trùng và ấu trùng làm cây bị suy yếu. Rầy còn tiết ra chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh nơi rầy bám hoặc các tầng lá phía dưới làm cản trở quang hợp của cây.
Nếu mật độ rầy cao thì xoài sẽ không đậu bông và rụng trái.
- Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại trên hoa, đọt non và lá non.
- Khi vào vườn xoài nếu có rầy xuất hiện, thì sẽ xuất hiện tiếng động nhỏ do rầy di chuyển, nên rất rễ phát hiện.
4. Biện pháp phòng trừ rầy bông hại xoài (Idiocerus niveosparsus)
- Thường xuyên theo dõi vườn xoài, tốt nhất là nên ngừa sớm khi xoài vừa có nụ hoa nếu quan sát thấy có nhiều rầy trú trong lá.
- Khi mật số con/phát hoa có thể làm hoa rụng. Khi xoài đang ra hoa nếu áp dụng thuốc thì nên thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến côn trùng thụ phấn hoa. Nếu mật độ rầy còn cao có thể tiến hành phun thuốc vào giai đoạn tượng trái.
- Dùng bẫy đèn thu hút thành trùng.
- Sau khi hết vụ thu hoạch trái, nên tiến hành cắt tỉa bớt cành cây để giảm nơi trú ẩn của rầy,
- Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành, giúp vườn thông thoáng để hạn chế sự phát sinh và phát triển rầy.
5. Thuốc trị rầy bông hại xoài hiệu quả nhất hiện nay
Để trị rầy bông hại xoài bạn có thể sử dụng phương pháp dùng thuốc bvtv của công ty TNHH Thuốc BVTV Thiên Bình như sản phẩm: SIEURAY 280SC.
SIEURAY 250SC
Nguồn BVTV Thiên Bình tổng hợp
BVTV Thiên Bình kính chúc bà con trúng mùa, được giá !
CÔNG TY TNHH THUỐC BVTV THIÊN BÌNH
ĐC: E22-D2, KDC SỞ VHTT, ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG, P. PHÚ HỮU, TP. THỦ ĐỨC, TP.HỒ CHÍ MINH
ĐT: 02822.48.52.52
Web: www.bvtvthienbinh.com
Email: bvtvthienbinh@gmail.com