Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalin. Thuộc họ Ngài Sáng (Pyralidae), bộ Cánh Vảy (Lepidoptera). Là loài sâu thường gây hại thành dịch lớn và hại nặng trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta. Sâu thường nở rộ và gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trỗ. Để hiểu hơn về loài sâu hại này, BVTV Thiên Bình xin chia sẻ với bà con một số kinh nghiệm trong việc xác định dấu hiệu khi sâu xuất hiện trên đồng ruộng, từ đó có biện pháp phòng trừ sớm hiệu quả, hạn chế tối đa thiệt hại do sâu gây ra.
Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalin) hại trên cây lúa
- Bướm có chiều dài thân 8 – 12mm, sải cánh rộng từ 19 – 23mm, nền cánh màu vàng rơm, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn. Một bướm cái có thể đẻ đến 300 trứng. Trứng được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gân chính của lá, mỗi nhóm từ 10 – 12 trứng. Ở cả hai mặt lá, nhưng mặt trên có nhiều trứng hơn.
- Trứng có hình bầu dục dài khoảng 0,5mm, màu trắng, chuyển sang màu vàng nhạt khi sắp nở.
- Sâu non mới nở màu trắng sữa, có lông nâu phủ khắp mình. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 19 – 22mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ ràng.
- Nhộng dài từ 7 – 10mm màu nâu.
Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalin)
- Vòng đời của sâu cuốn lá lúa trung bình khoảng 30 – 35 ngày. Bướm sống từ 5 – 10 ngày. Giai đoạn trứng từ 3 – 5 ngày. Sâu non sống khoảng 15 – 28 ngày. Nhộng sống từ 6 – 10 ngày.
+ Trong đó giai đoạn sâu non gây hại chiếm khoảng 15 – 28 ngày, sâu non có từ 5 – 6 tuổi. Sâu non tuổi 2 – 3 sẽ nhả tơ khâu mép lá cuốn lại tạo thành bao để sốngnên gây khó khăn trong việc phòng trừ. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại bằng cách ăn mô lá chỉ chừa lại lớp biểu bì màu trắng, ruộng lúa bị hại trông xơ xác, nhìn từ xa thấy bạc trắng, làm giảm khả năng quang hợp, cây lúa sinh trưởng phát triển kém, hạt bị lép lửng nhiều, ảnh hưởng đến năng suất.
+ Thành trùng sâu cuốn lá nhỏ thường gọi là ngài có màu vàng rơm, thân dài khoảng hơn 1cm, đây là đặc điểm rất dễ nhận dạng. Khi chúng đậu, đặc điểm cánh xếp thành hình tam giác và khi có tác động vào chúng bay rất nhanh.
+ Một con sâu cuốn lá thường gây hại từ 3 – 5 lá trong một vòng đời và hóa nhộng ngay trong bao lá.
Lưu ý: vết thương ở mép lá do sâu cuốn lá tạo ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn bệnh xâm nhập và gây hại.
Tập quán sinh sống và cách gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
- Bướm thường hóa vũ về ban đêm, từ 9h tối đến sáng hôm sau. Ban ngày bướm trốn trong khóm lúa hoặc cỏ dại, khi bị tác động tới thì bay một đoạn ngắn trên lá lúa.
+ Tất cả những hoạt động như bắt cặp, đẻ trứng đều xảy ra ban đêm.
+ Bướm bị thu hút bởi nhiều ánh sáng đèn, nhất là bướm cái. Bướm cái đẻ trứng ở các ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm rạp và thích tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, gần nhà ở hoặc đường đi có bóng mát.
- Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non, mặt trong của lá chúng ăn phần xanh, chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa.
+ Sâu non sang tuổi 2, sâu bò đến các lá già nhả tơ ở 2 bìa lá lúa khoảng giữa lá, sợi tơ gặp không khí khô và rút 2 bìa lá lại, mặt trên lá cuốn vào bên trong thành một cái bao theo chiều dọc lá lúa, sâu ẩn trong đó và cạp ăn phần xanh của lá để sinh sống. Chỉ có 1 sâu trong 1 cuốn lá.
+ Sâu tuổi lớn có thể ăn 1 – 2 lá lúa trong một ngày và có khả năng nhả tơ gập lá theo chiều ngang, đôi khi chập 2 – 5 lá cuốn thành 1 bao.
+ Sâu nằm trong bao, có thể ăn phá suốt ngày đêm. Sâu còn có thể di chuyển hẳn ra khỏi bao cũ để gây hại các lá mới. Một con sâu từ khi nở đến khi trưởng thành có thể gây hại từ 3 – 5 lá.
+ Sâu thường di chuyển vào buổi chiều, nếu trong ngày trời mưa hoặc râm mát thì sâu có thể di chuyển bất cứ lúc nào. Sâu non lớn đẩy sức chuyển từ xanh sang vàng hồng và có thể hóa nhộng ngay nơi đã sinh sống hoặc chui ra khỏi bao cũ tìm vị trí khác hóa nhộng.
+ Sâu có thể nhả tơ, cắn đứt hai đầu lá và bịt lại thành bao kín để hóa nhộng bên trong. Lá lúa bị sâu gây hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu tấn công lá cờ.
Thuốc trị sâu cuốn lá nhỏ hiệu quả hiện nay được nhà nông tin dùng
Thiên Bình giới thiệu đến quý nhà nông sản phẩm trị sâu cuốn lá hiệu quả như: CHIP JAPAN