Phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi với bộ đôi TB FOSKASA + TB SẠCH NẤM KHUẨN

Mưa kéo dài làm cho khả năng sinh trưởng và phát triển của các loại cây ăn quả bị ảnh hưởng, trong đó cây có múi sẽ bị ảnh hưởng nhiều đặc biệt do bênh vàng lá thối rễ gây hại.

1. Nguyên nhân

Bệnh vàng lá thối rễ xuất hiện từ sự hư hại của bộ rễ bởi các tác nhân vi sinh vật đất (nguyên nhân trực tiếp) và kỹ thuật canh tác (nguyên nhân gián tiếp), dẫn đến các nguồn nước, dinh dưỡng từ đất không được vận chuyển lên cây đầy đủ và kịp thời làm cây sinh trưởng và phát triển còi cọc, suy yếu dần rồi chết đi.

- Nguyên nhân gián tiếp: Là các nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch của bộ rễ, tạo vết thương ở bộ rễ, hoặc rễ bị hư thối tạo tiền đề cho sự phát sinh của vi nấm và tuyến trùng gây hại:

+ Vườn cây lên líp, lên mô thấp, thoát nước kém và thường xuyên bị ngập úng, hoặc trong quá trình xiết nước xử lý ra hoa vào mùa nắng làm cho rễ suy yếu (do thiếu nước), một số rễ khỏe ăn sâu xuống khi mùa mưa tới thì thoát nước không kịp, làm cho rễ bị ngập nước, rễ thiếu oxy, dẫn đến đầu chóp rễ và lông hút bị hư thối.

+ Vườn ít sử dụng phân hữu cơ và lạm dụng phân bón hóa học quá mức, đặc biệt sử dụng nhiều phân bón có chứa các chất kích thích sinh trưởng như NAA, IAA, 2,4-D... ở liều quá mức đã làm cho bộ rễ nhanh lão hóa và phá vỡ cấu trúc đất, làm cho các vi sinh vật đối kháng có ích trong đất bị tiêu diệt, các vi sinh vật có hại phát sinh mạnh.

- Nguyên nhân trực tiếp: Các nghiên cứu về tác nhân vi sinh vật trực tiếp gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi chỉ ra rằng nấm Fusarium solani, Phytopthora spp, Rhizoctonia Solani và tuyến trùng là các đối tượng chính gây nên bệnh này.

2. Điều kiện phát sinh và gây hại

Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa lũ hoặc sau khi tưới nước ra hoa và phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng.

3. Triệu chứng

- Trên cành lá:

+ Cây bị nhẹ (mới chớm bệnh), kích thước lá vẫn bình thường, gân lá chuyển vàng nhạt, phiến lá chuyển màu vàng cam. Cây bị nhẹ chỉ có một số cành biểu hiện vàng lá, rụng lá.

+ Cây bị nặng, kích thước lá nhỏ hơn bình thường, gân lá có màu vàng trắng, phiến lá màu vàng và sau đó rụng đi. Cây cho nhiều chồi ngắn, lá nhỏ, nhiều hoa nhỏ, trái nhỏ và chua. Khi bị nặng thì toàn cây đều vàng và rụng lá. Các lá già phía dưới rụng trước rồi đến các lá trên.

- Dưới rễ:

Ở phía cành có lá bị vàng rụng thì rễ bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, gỗ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Bệnh nặng tất cả các rễ đều bị thối và cây chết.

4. Biện pháp phòng trị

Bệnh Vàng lá thối rễ trên cây có múi phát sinh và phát triển gây hại từ nhiều nguyên nhân, cho nên để hạn chế bệnh cần có chế độ canh tác bền vững và phòng trị kịp thời ngay từ đầu.

- Khi trồng mới nên trồng nơi đất cao, thoát nước tốt, đặc biệt trong mùa mưa.

- Bón vôi vào đầu mùa mưa để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Tăng cường sử dụng cân đối phân hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng với phân hóa học để ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, tơi xốp cho đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích phát triển và tránh làm tổn thương bộ rễ.

5. Giải pháp TB FOSKASA + TB SẠCH NẤM KHUẨN phòng trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

Phân bón lá - TB FOSKASA

Quy cách: chai 500ml, can 5 lít, phuy 20 lít.

THÀNH PHẦN:

Zinc Sulfate ......... 75g/l

Magie sulfate ... 50g/kg

Naa ................ 200ppm

Cytokinin ....... 800ppm

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Cung cấp dinh dưỡng cân đối thiết yếu cho cây trồng. Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Phát triển hệ rễ thúc đẩy quá trình đẻ nhánh chống nghẹn rễ do ảnh hưởng của phèn. Giúp hệ lá phát triển.

  • Tăng khả năng quang hợp và khả năng hấp thụ phân bón tốt.

  • Hạn chế và hồi phục cây bị vàng lá.

  • Tăng tính chống chịu cho cây đối với sâu bệnh, hạn hán và ngập úng.

  • Tăng năng suất và phẩm chất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

LIỀU LƯỢNG

(ml/ bình 16 lít)

CHU KÌ SỬ DỤNG

Cây công nghiệp: Điều, Cà Phê, Ca Cao, Cao Su, Thuốc Lá, Bông Vải, Chè, ...

40-50ml

15-20 ngày/ 1 lần.

Cây ăn trái: Cam, Chanh, Quýt, Bưởi, Sơ Ri, Xoài, Nhãn, Sầu Riêng, Thanh Long, Mãng Cầu, Vú Sữa, Mít, Ổi, Nho, Măng Cụt, Dừa, Táo, ...

Cây chưa có trái:

40 50ml

Cây chưa có trái:

10-15 ngày 1 lần.

Cây đã có trái:

20-25ml

Cây đã có trái:

15-20 ngày/ lần.

Rau củ: Khoai Lang, Khoai Tây, Củ Cải, Khoai Môn, Cà Rốt, Củ Sắn, Ớt, Đậu Cô Ve, Đậu Đũa, Đậu Bắp, Bầu , Xà Lách, Bắp Cải, Xà Lách Xoang, Đu Đủ, Dưa Leo, Khổ Qua, Cà Chua, Bí, Dâu Tây, Rau gia vị các loại, ...

Thời kì non:

20-25ml

Thời kì non:

7-10 ngày/lần.

Thời kì lớn:

40-45ml

Thời kì lớn:

10-15 ngày/lần.

Cây lương thực: Lúa, Bắp, Mè, Đậu Xanh, Đậu Nành, Đậu Đỏ, Đậu Phộng, Đậu Hà Lan, ...

20-25ml

10-20 ngày 1 lần.

Hoa kiểng: Hoa Phong Lan các loại, Hoa Hồng, Hoa Cúc, Hoa Huệ, Hoa Lay Ơn, Hoa Ly, Bon Sai các loại, ...

20-25ml

Cây nhỏ:

10-15 ngày/lần

Cây trưởng thành:

10-20  ngày/lần

Chai 500ml pha được 1 phuy 220 lít nước.

TB sạch nấm khuẩn

Quy cách: gói 35g, 250g, 400g

THÀNH PHẦN:

Bismerthiazol ......... 200g/kg

Streptomycin Sulfate 50g/kg

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Hoạt chất: Bismerthiazol và Streptomycin Sulfate trong danh mục thuốc BVTV đã được một số tổ chức trong và ngoài nước đăng ký ở Việt Nam để trừ bệnh như: Đạo ôn, bạc lá, vàng lá lúa; Phấn trắng hại nho; Thối vi khuẩn hại rau; Đốm lá, sương mai dưa chuột; Thán thư dưa hấu, chết nhanh dưa hấu; Vi khuẩn bông xoài; Thối nhũn bắp cải; Sẹo hại cây có múi; Héo rũ (chết ẻo) cây con hại rau.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

BỆNH HẠI

CÁCH PHA

Lúa

Vàng lá, bạc lá, lép đen, lép vàng trên lúa.

Pha 35g cho bình 20 lít, phun 2 bình cho 1.000m².

Hoặc pha 250g cho 1 phuy 200 lít, phun 2 phuy cho 10.000m² (hecta).

Rau màu

Thối nhũn vi khuẩn, thán thư.

Cam, Quýt

Loét, sẹo.

Mít

Sơ đen múi mít.

Tiêu

Vàng lá, khảm lá.

Cà phê

Thán thư, khô quả.

Hoa, Cây cảnh

Đốm đen, phấn trắng, thối gốc.

  • Thời điểm phun: Phun khi bệnh chớm phát hiện trên lá, phun khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10%. Nếu bệnh nặng phun lần 2 sau 5 - 7 ngày.

Thời gian cách ly: 05 ngày sau khi phun thuốc.

 

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn