Trong thời điểm biểu hiện có thể thấy rõ ràng nhất là khi mà cây sầu riêng nằm trong giai đoạn bông – xổ nhụy – và trái non.
Để có thể nhận biết một cách sớm và dễ dàng thì trong vườn có rệp sáp hay không, chúng ta cần chú ý kỹ đến đến những yếu tố sau:
Những vườn sầu riêng có trồng xen cây trồng khác như: tiêu, cà phê, bơ, ổi… sẽ dễ xuất hiện rệp sáp.
Vườn có nấm bồ hóng xuất hiện.
Trong điều kiện khô hạn (thiếu nước tưới, mô đất cao…) rệp sáp sẽ xuất hiện tấn công và gây hại nặng hơn.
2. Tác hại của Rệp Sáp đối với cây sầu riêng
Rệp sáp khi tấn công cây sầu riêng hầu hết những bộ phận của cây như (rễ, lá, cành, bông, trái), nhưng gây hại rõ và nặng nề.
Trên bông: làm teo tóp cuốn nếu bông bị tấn công ở cuốn, tấn công ở bông làm bông thiếu những hạt phấn, vàng, héo, dễ rụng.
Trên trái non: thì làm teo tóp cuốn trái, trái bị gai to – gai nhỏ sẽ không đều. Trái bị méo mó, vàng gai, không lớn và dễ bị rụng.
Rệp sáp gây hại trên trái sầu riêng non
Ngoài ra, rệp sáp còn tấn công dưới rễ cây sầu riêng: rệp sáp chích hút rễ sẽ làm phù rể, rể chậm phát triển hơn những cây thông thường. Đồng thời những vết chích của rệp sáp tạo ra vết thương hở điều kiện cho các loại nấm gây hại (thối rễ, xì mủ…)
Cây bị rệp sáp hại rễ
3. Hướng dẫn những cách phòng ngừa và phòng trị Rệp Sáp
Phòng ngừa.
Khi trồng sầu riêng thì bạn hạn chế trồng xen những loại cây thu hút rệp sáp như: cà phê, tiêu, bơ, na, ổi…
Nếu có trồng xen thì chú ý tưới dưới gốc thuốc phòng ngừa rệp sáp định kỳ do rệp sáp thường sống dưới rễ.
Ngoài ra, ở giai đoạn sau khi xổ nhụy thì rệp sáp sẽ phát triển mạnh mẽ do đó cần tưới thuốc ngừa thường xuyên. Hoặc sử dụng các chất thuốc ngừa rệp sáp như: Imidacloprid, Thiamethoxam, Phoxim, Cartap, Chlorpyrifos Methyl…
Nếu thấy trong vườn có kiến thì cần diệt kiến gây lập tức để hạn chế kiến tha rệp sáp từ dưới gốc lên cây và từ cây này sang cây khác. Đồng thời dọn sạch cỏ rác, lá cây mục xung quanh gốc, vì kiến thường trú ngụ ở đó.
Tưới nước để hạn chế tối đa sự phát triển của rệp sáp. Trong giai đoạn ra bông và trái non cần cung cấp đủ nước để cho đất không bị khô.
Phòng trị.
Diệt đồng thời cả rệp và kiến:
Kiến: Rãi hoặc tưới gốc các loại thuốc có hoạt chất như: Phoxim, Thiamethoxam, Imidacloprid, Chlopyrifos Methyl,…
Diệt đồng thời cả rệp và kiến
Rệp sáp: Giai đoạn cây đang xổ nhụy hoặc trái non thì cần sử dụng các thuốc sinh học hoặc thuốc có tính mát để tránh làm ảnh hưởng đến bông và trái non như: Imidacloprid, Thiamethoxam, Phoxim, Cartap, Chlorpyrifos Methyl……
CÔNG THỨC PHÒNG TRỊ NHƯ SAU:
1. Rải gốc bằng thuốc trừ sâu THIBIGENT 4GR.
2. Phun trên cây bằng
* CT1: 120ml SIEURAY 250SC + 100ml HAIHAMEC 3.6EC pha cho 1 phuy 200lit nước.
* Lượng nước phun: 400-500lit/ha.
Một số lưu ý khi phòng trị rệp sáp như sau:
Đất phải ẩm trước khi tưới thuốc trị rệp sáp.
Tưới nhiều và đủ lượng nước thuốc.
Khi rệp sáp sinh sản và có mật số nhiều thì chúng có tập tính xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Do đó để diệt triệt để rệp sáp cần phải kiên trì bằng cách tưới hoặc phun xịt ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày để diệt đến lớp rệp sáp cuối cùng.
Nguồn: Admin tổng hợp
Liên hệ ngay với THIBIPES để được tư vấn chi tiết các sản phẩm của công ty!
CÔNG TY TNHH THUỐC BVTV THIÊN BÌNH
Địa chỉ:E22, D2,KDC SỞ VHTT, LIÊN PHƯỜNG, P. PHÚ HỮU, TP. THỦ ĐỨC, TP.Hồ Chí Minh.
Website: www.bvtvthienbinh.com
Email: bvtvthienbinh@gmail.com
Số điện thoại: 02822.48.52.52