Làm thế nào để quản lý sâu cuốn lá tốt

Lúa khi bắt đầu để nhanh cũng chính là thời điểm sâu bệnh tấn công nhà nông, nhưng làm thế nào để quản lý sâu cuốn lá tốt được bảo vệ và phục hồi.

Khi những hạt giống đầu tiên bắt đầu nảy mầm cũng là một vụ mua mới bắt đầu, bao hy vọng về một vụ mùa bội thu. Nhưng trong điều kiện canh tác hiện nay thì để có một vụ mùa bội thu chúng ta phải quản lý tốt dịch hại trên đồng ruộng từ lúc hạt giống nảy mầm đến khi thu hoạch.

Khi cây lúa bước vào giai đoạn làm đồng cho đến khi trổ thì áp lực của sâu bệnh hại sẽ tăng mạnh, thời điểm mà bất kỳ tổn thương nào nếu nông dân không quản lý tốt thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

Vì vậy ở giai đoạn này nông dân câ thăm đồng thường xuyên hơn để phát hiện kịp thời và nhâm nhập của các loại bệnh, vi khuẩn và côn trùng gây hại. Trong đó thì sâu cuốn lá là một đối tượng gây nặng nề, làm cho bộ lá đòng bị hư hại.

Vòng đời của sâu cuốn lá thường kéo dài khoảng 30 – 45 ngày, và vòng đời của sâu dài hay ngắn thường còn tùy vào giống lúa, và phân bón và thời tiết của nó. Sâu cuốn lá có trứng hình bầu dục, sâu non thì có 5 tuổi, khi mới nở sâu non tuổi 1 có màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu vàng xanh, đầu màu nâu sáng. Nhộng có màu  vàng hoặc nâu đậm và bướm thì có màu vàng hơi nâu, khi đậu cánh sẽ xếp thành hình tam giác có 2 sọc nâu đen.

Để có thể quản lý tốt sâu cuốn lá nhỏ thì hướng bền vững vẫn là nông dân tăng cường áp dụng quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp, kết hợp hài hoà các biện pháp canh tác tốt như: vệ sinh công đồng ruộng, làm sạch cỏ dại ngay từ đầu vụ, không sạ quá dày, trong giai đoạn đòng bón phân cân đối, không nên bón thừa phân đạm…

Tuy nhiên hiện nay do canh tác lúa liên tục và không có thời gian nghỉ để cắt đứt dòng đời của sâu lá, những áp lực gây hại sớm và ngày càng mạnh hơn.

Thuốc phòng trừ sâu cuốn lá tốt

2 cách dùng thuốc để xử lý.

  1. Phun xử lý bướm bằng sản phẩm Thifenapyr 350SC (Chlorfenapyr 25% + Thiamethoxam 10%). Với thành phần Thiamethoxam 10% chuyên trị rầy, bướm,... Ngăn chặn bướm đẻ trứng, phát triển thành sâu non gây hại.
  2. Để bướm đẻ trứng và sau 5-7 ngày trứng nở thành sâu non thì tiến hành phun

Thifenapyr 350SC: Với sự cộng hưởng Chlorfenapyr 25% và Thiamethoxam 10% có tính thấm sâu và lưu dẫn kéo dài, khiến sâu ngừng ăn sau khi bị trúng thuốc và chết tuyệt đối sau khoản 48 – 72 giờ.

Dietsach 265SC (Chlorfenapyr 24% + Hexythiazox 2.5%): cơ chế tiếp xúc và chuyển hóa nhanh; diệt tức thời sâu cuốn lá gây hại, đảm bảo hiệu quả sau 24 giờ phun thuốc.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là vào thời điểm canh tác lúa ở vụ hè thu. Với điều kiện nắng mưa đan xen trong vụ khiến cho sâu cuốn lá phát triển mạnh, đồng thời bướm sâu xuất hiện trên đồng ruộng trong thời gian dài và đẻ trứng liên tục. Làm xuất hiện hiện tượng sâu gối lứa, gây thiệt hại nặng đến năng suất cũng như chất lượng thương phẩm của cây lúa.

Nếu 5-7 ngày sau khi xử lý sâu non và bướm sâu ở giai đoạn đầu. Bướm sâu vẫn tiếp tục xuất hiện đẻ lứa sâu non sau, hình thành sâu gối lứa. Lúc này chúng ta chọn giải pháp phun thuốc trị dứt điểm sâu non giai đoạn 2 và sâu tuổi lớn của giai đoạn 1 còn sót lại.

Dietsach 265SC: tăng 20% liều lượng so với giai đoạn đầu để đảm bảo diệt sâu triệt để và nhanh chóng.

 Japan 460SC: với thành phần Chlorfenapyr lên tới 35%, diệt được hoàn toàn sâu cuốn lá ở hiện trạng rối lứa. Và với Imidaclorprid 11% diệt được bướm sâu đang đẻ thêm trứng sâu non.

Các sản phẩm trừ sâu được sản xuất ở dạng SC (dạng sữa), không ảnh hưởng đến cây lúa dù cây lúa đang ở giai đoạn mẫn cảm nhất.

Chúng ta nên đặc biệt quan tâm vấn đề quản lý sâu cuốn lá ở giai đoạn trước và sau trổ, vì sâu gây hại sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa của chúng ta. Và khi lúa vào giai đoạn công trái me, lá lúa già đi thì sâu cuốn lá không đáng lo ngại nữa.

>>Xem thêm: Quản lý sâu cuốn lá hiệu quả

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn