Bệnh đạo ôn còn được gọi là bệnh cháy lá là một trong những dịch bệnh gây hại cây lúa.
Năng suất trung bình của bệnh đạo ôn từ 0,7 đến 17,5% nếu bệnh nặng thì có thể lên 80% gây thiệt hại không lường. Vậy kinh nghiệm nào trừ đạo ôn tốt nhất hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Triệu chứng bệnh đạo ôn hại lúa gây ra
Đạo ôn xảy ra ở rất nhiều giai đoạn từ khi mạ non đến lúc trổ chín và gây hại hầu hết tất cả những bộ phận của cây lá, bẹ, đốt thân, cổ bông,...
Trước đây bệnh thường xuất hiện ở Đông Xuân nhưng trong hiện nay thì bệnh thường xuất hiện gần như là quanh năm.
- Trên lá lúa: Vết bệnh xuất hiện trên lá thay đổi từ vết chấm đen (chấm kim) tới hình oval có mảng xám trắng ở giữa và viền hẹp màu nâu nhạt bên ngoài, các vết bệnh lan dần kéo dài dạng hình mắt én, rộng ở giữa và nhọn ở hai đầu. Bệnh nặng nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho lá lúa bị cháy (nên được gọi là bệnh cháy lá)
- Trên cổ lá: bệnh tấn công ngay cổ lá giữa phiến lá và bẹ, vết bệnh có màu nâu đỏ sau chuyển qua nâu sậm, bệnh nặng làm gãy lá và lá hư.
- Trên đốt thân: vết bệnh màu nâu làm đốt teo lại, nếu bệnh xuất hiện thời điểm lúa đang trổ thì toàn bộ bông bị lép trắng nhưng lấy tay rút lên thấy khó hơn triệu chứng lép trắng do sâu đục thân.
- Trên cổ bông, cổ gié: bệnh tấn công ngay cổ bông hoặc cổ gié, vết bệnh màu nâu thối tóp lại làm cho toàn bộ bông hoặc từng gié bị lép. Nếu bệnh xuất hiện sớm toàn bộ bông hoặc từng gié lúa bị lép trắng.
Tác nhân gây ra bệnh đạo ôn lúa
Bệnh đạo ôn là do nấm Pyricularia grisea Sacc., trước kia nó còn có tên gọi là Pyricularia oryzae Cav. ( khi ở giai đoạn sinh sản hữu tính gọi là Magnaporthe grisea) gây hại và được ghi nhận hiện diện ở khoảng hơn 80 quốc gia trồng lúa ở trên thế giới.
Bệnh được tìm thấy ở Ý vào năm 1560, tại Trung Quốc vào năm 1637.
Tại Việt Nam, F. Vincents phát hiện chính thức vào năm 1921 ở Miền Nam.
Theo nhiều nghiên cứu thì bệnh ngày càng phát sinh thêm nhiều nòi mới có độc tố cao nên khó phòng trị.
Theo TS. Nguyễn Thị Phong Lan và nhóm tác giả thì tại ĐBSCL có trên 40 nòi nấm Pyricularia grisea gây ra bệnh đạo ôn trên cây lúa.
Điều kiện phát sinh phát triển
Bệnh đạo ôn thường phát triển nhiều nhất là thời tiết âm u, giờ nắng ít hay sáng sớm có sương mù hay mưa phùn, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 18 đến 26 độ C. Các yếu tố như giống nhiễm cũng như bón phân đạm nhiều, sạ dày hay lá lúa nằm ngang,....đó là những điều kiện thuận lợi kiến nấm phát sinh mạnh và gây bệnh nặng.
Những yếu tố chậm hoặc ngăn cản những quá trình phát triển của bệnh đạo ôn chính là giống kháng bện, gieo sạ thưa, có thời gian phơi đất trước khi sạ, bón đủ kháng chất, đặc biệt là canxi, kali,...
Về giống kháng và cách nghiên cứu trong thời gian gần đây thì chỉ ra rằng không có giống kháng tuyệt đối mà chỉ có tạm thời.
Đặc tính sinh học đạo ôn
Chu trình để bệnh đạo ôn cổ bông từ lúc bào tử mới xâm nhập và đến khi phát tán mạnh mẽ.
Với bệnh đạo ôn thì khoảng trừ 24 giờ thì nó sẽ tiếp xúc cây lúa, bào tử sẽ nảy mầm và xâm nhập mạnh mẽ vào bên trong mô cây.
Sau khoảng 48 giờ sau bệnh sẽ xuất hiện những vết chấm kim. Từ 5 - 7 ngày sau khi xâm nhập, nấm đã sản sinh bào tử mới và tiếp tục dần lây lan. Mỗi vết bệnh hình mắt én phóng thích khoảng 2.000–6.000 bào tử/ngày và lây lan rất nhanh, ruộng có thể hư toàn bộ.
Bào tử sinh ra ở các lá bên trên có thể nhiễm vào gié lúa, hạt lúa ở giai đoạn trổ. Do đó phòng trị bệnh đạo ôn lá không tốt thì giai đoạn lúa trổ ruộng lúa rất dễ bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông, cổ gié...
Điều kiện để bào tử phóng thích là nhờ nước hoặc giọt sương, còn phương tiện để bào tử lây lan xa là nhờ gió. Tuy nhiên, nếu nước nhiều, trời mưa lớn thì bào tử chậm phóng thích và ít lây lan.