Kinh nghiệm phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp hại cà phê với siêu phẩm Thibigent 4gr

Cà phê là cây có thời gian cho thu hoạch kéo dài và đem lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Vì vậy, nó được ưa chuộng trồng với quy mô lớn trên thị trường Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, cà phê thường xuyên bị côn trùng tấn công, trong đó rệp sáp là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Vậy để giải quyết triệt để rệp sáp hại cà phê phải làm như thế nào?

Rệp sáp hại quả cây cà phê

Nguyên nhân, tác hại

Rệp sáp gây hại quả có rất nhiều loài, trong đó Planococcus kraunhiae Kwana là tác nhân chính. Kế đến là loài rệp hai đuôi Ferrisia virgata Cockerell.

Đặc điểm chung về hình thái của loài này là cơ thể được bao bọc bên ngoài bằng một lớp sáp trắng, khi gạt ra sẽ thấy bên trong cơ thể màu hồng.

Chúng gây hại bằng cách chích hút nhựa quả cà phê, làm quả non không tăng trưởng được. Trường hợp nặng hơn nữa sẽ làm rụng quả, khô héo, thậm chí làm cành khô, cây chết.

Khi gây hại nặng thường xuất hiện lớp nấm muội đen bao phủ quả, lá và cành, làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Thời gian gây hại

Thời điểm rệp sáp tấn công nặng nhất là giai đoạn cây mang quả non, nhất là vào các tháng mùa khô. Các thời gian khác trong năm chúng ảnh hưởng nhẹ đến quá trình sinh trưởng và năng suất của cây cà phê.

Biện pháp phòng trừ

-Rệp sáp hại trái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và giảm năng suất hạt khi thu hoạch. THIPIPES sẽ hướng dẫn bà con một số cách phòng ngừa sau đây:

-Cắt tỉa cành, tạo hình cây cà phê thông thoáng.

-Làm sạch cỏ dại trong bồn, hạn chế môi trường cho chúng phát triển.

-Bảo vệ các loài thiên địch: bọ rùa đỏ (Rolodia sp.), bọ rùa nhỏ (Scymnus sp.), bọ mắt vàng (Chrysopa sp.), nhện bắt mồi và ăn thịt côn trùng…

-Thường xuyên kiểm tra vườn cây, đặc biệt vào các tháng mùa khô để có biện pháp xử lý kịp thời.

-Khi mới xuất hiện với tỷ lệ cành bị hại còn thấp có thể cắt bỏ các cành bị rệp, thu gom và đưa ra ngoài vườn để tiêu hủy. Đối với vùng thường xuyên bị tấn công, sau khi thu hoạch tiến hành cắt cành và kiểm tra mật độ hại quả của chúng để tiến hành phòng trừ kịp thời.

-Khi thấy khoảng 10 % số chùm quả trên cây có rệp thì tiến hành phun thuốc. Để thuốc phát huy hết tác dụng nên dùng máy bơm cao áp xịt mạnh nước vào chùm quả có rệp để rửa trôi lớp sáp. Sau đó mới tiến hành phun thuốc kỹ vào chùm quả để thuốc ngấm vào thì triệt để được vòng đời, phòng trị sẽ tốt hơn.

Siêu phẩm THIBIGENT 4GR phòng trừ rệp sáp hại cà phê hiệu quả

Thiên Bình xin giới thiệu đến bạn sản phẩm trừ rệp sáp hại cà phê hiệu quả: THIBIGENT 4GR - Liều lượng: 18-20kg/ha

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn