Ớt chuông là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được yêu thích trên khắp thế giới. Hiện nay ớt chuông được canh tác rất nhiều ở Việt Nam, đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Canh tác ớt chuông mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình, chúng có thể được trồng ngoài đồng hoặc trong nhà kính. Tuy nhiên trong quá trình phát triển cây không thể tránh khỏi các loại bệnh hại. Vì vậy bà con hãy cùng Thiên Bình điểm qua những bệnh phổ biến và cách phòng trị nhé!
1. BỆNH THÁN THƯ TRÁI:
Triệu chứng: Thường xuyên xuất hiện vào những tháng nóng, độ ẩm cao. Khi bị bệnh trên quả sẽ có những vết ướt, sau đó chuyển dần thành màu tối, vết bệnh khô dần có dạng vòng, bên trong có màu xám đen, bên ngoài có quầng màu nâu vàng. Khi gặp triệu chứng này cần ngưng phun nước lên lá hạn chế sự lây lan nhanh chóng trên vườn, ngoài ra nên tuân thủ luân canh cây trồng khác họ.
Giải pháp phòng trị bệnh:
– Sử dụng hạt giống sạch bệnh, tuyển chọn các giống ớt mới có tiền năng suất và có tính chống chịu với bệnh thán thư về trồng.
– Xử lý hạt giống bằng nước nóng 52 độ C trong 2 giờ.
– Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. Nấm tồn tại trên các tàn dư thực vật nên cần thu gom tất cả các trái bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan.
– Không nên trồng ớt quá dày, làm cỏ tạo cho ruộng ớt thông thoáng.
– Luống phải cao và thoát nước tốt, tưới vừa đủ nước.
– Tránh trồng ớt trong mùa mưa. Nếu ớt gặp mùa mưa, xem cách chăm sóc và phòng trừ bệnh thán thư trên ớt trong mùa mưa.
- Khi bệnh thán thư trên ớt xuất hiện cần ngắt bỏ quả ớt, cây ớt bị bệnh đem tiêu hủy. Sau đó bà con có thể sử dụng một số loại thuốc trị bệnh thán thư ớt như Azobin/ Amtivo/ Foskasa
2. BỆNH LỞ CỔ RỄ:
[hình ảnh cây ớt bị lở cổ rễ]
Triệu chứng: Bệnh lở cổ rễ trên ớt thường xuất hiện ở giai đoạn cây con trong vườn ươm đến 1 tháng sau khi trồng. Cây khi mới bị bệnh có các đốm đen ở cổ rễ sau đó lan dần làm cổ rễ khu vực gần mặt đất teo tóp lại, màu nâu, thối, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo.
Giải pháp phòng trị bệnh:
– Để phòng trị bệnh lở cổ rễ chúng ta phải sử dụng biện pháp tổng hợp:
+ Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước. Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.
+ Chọn đất trồng phải cao ráo, dễ thoát nước, vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm. Đất vườn ươm phải xử lý kĩ trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc phủ nilon phơi nắng vài tuần, hoặc xử lý vôi.
+ Tăng cường nguồn phân chuồng đã ủ hoai mục hoặc hữu cơ vi sinh thay thế cung cấp cho cây trồng, hạn chế bón phân hóa học và tuyệt đối không nên lạm dụng.
+ Đối với vườn chúng ta phát hiện bệnh cần nhổ bỏ cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan Sau đó bà con có thể sử dụng một số loại thuốc Amtivo/ Azobin + Molbeng/ TB Sạch Khuẩn để xử lý vườn bệnh
3. BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN:
Triệu chứng: Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanaceaerum làm cây héo rũ vào ban ngày và tươi tốt lại vào ban đêm, cứ như vậy liên tục trong vài ngày rồi cây héo khô và chết, mạch dẫn trong thân bị thâm đen, không còn khả năng vận chuyển nước và muối khoáng lên nuôi cây, khi cắt ngang thân và cắm vào nước sạch thấy có dịch đục màu trắng tiết ra đó là vi khuẩn. Vi khuẩn tồn tại lâu trong đất, nông cụ lao động hoặc trong hạt giống, gặp điều kiện thuận lợi nhiệt độ cao 30 – 35 độ C chúng sẽ tấn công vào cây trồng.
Giải pháp phòng trị bệnh:
- Luân canh cây trồng.
- Chọn giống kháng bệnh, sạch bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại, nhổ bỏ cây bị bệnh và tiêu hủy.
- Khi làm đất cần cày bừa kỹ, nên kết hợp với bón thêm vôi bột. Lên luống cao để đảm bảo thoát nước tốt khi có mưa hoặc sau khi tưới, không để nước đọng trong ruộng.
- Khi phát hiện bệnh có thể phun các loại thuốc Amtivo/ Azobin + Molbeng/ TB Sạch Khuẩn để phòng trừ.