Đặc điểm gây hại của rệp vảy và thuốc trị rệp vảy gây hại trên nhiều loại cây trồng

Rệp vảy gây hại trên hoa hồng, phong lan, thanh long, cà phê….có màu nâu, đen. Chúng tập trung chủ yếu ở các bộ phận lá, ngọn non và cành, chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây khô héo rồi chết.

1. Đặc điểm của rệp vảy

Rệp vảy nâu

Tên khoa học: Saissetia hemisphaerica

Tên tiếng Anh: Brown scales hoặc Coccidae.

Rệp vảy nâu có vỏ cứng (dày từ 3-5 mm) màu nâu và gồ cao lên rất dễ nhận ở trên mặt, chúng thường bám ở phía dưới lá hoặc trên thân cây nhất là các góc kẽ nhánh.

Rệp vảy xanh

Tên khoa học: Coccus viridis

Tên tiếng Anh: Boisduval scales.

Rệp vảy xanh có hình bầu dục dài từ 2-3 mm, thân mềm và nhỏ. Con này thường trốn kỹ ở dưới lá, cuống hoa và nhất là trốn vào những ngóc ngách cúa cuống lá, bẹ hoa nên khó phát hiện và diệt trừ hơn.

2. Đặc điểm gây hại

Chúng tập trung hút dinh dưỡng làm cây còi cọc, khi rệp vảy xuất hiện với mật độ cao sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, từ đó giảm năng suất cây trồng.

Rệp vảy tiết ra các chất ngọt dẫn đến việc tạo thành 1 lớp muội đen bào phủ lá làm giảm khả năng quang hợp, trường hợp gây hại nặng có thể làm rụng lá.

Rệp thường gây hại trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa ( từ tháng 1 đến tháng 6) đặc biệt là thời gian có các giai đoạn nắng mưa xen kẽ nhau.

3. Biện pháp phòng trừ rệp vảy

Biện pháp phòng trừ rệp vảy trên hoa hồng

Tiến hành cách ly cây hoa hồng bị bệnh với cây khỏe.

Vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng để cây đảm bảo đủ ánh sáng.

Dùng bông gòn thấm rượu hoặc dầu neem thoa trực tiếp lên lá hoặc cành nhằm hạn chế sinh sản của rệp vảy.

Dùng bàn chải mềm hoặc khăn ướt và bông thấm nước chà xát lau thật sạch rệp ra khỏi cây.

Khi tưới nước chỉ nên tưới vừa đủ, tránh để nước đọng lại trong rãnh quá nhiều.

Nếu mật độ lây bệnh nhẹ, có thể phun hoặc bôi bằng dung dịch 1 lít nước pha cùng 50% cồn isopropyl 75% +1 thìa cà phê nước rửa chén.

Biện pháp phòng trừ rệp vảy gây hại thanh long đỏ

Tưới nước kịp thời cho cây trong mùa khô hạn.

Tỉa bỏ những cành, lá bị rệp vảy tấn công và tiêu hủy chúng.

Bón phân cân đối, không thừa đạm, thay dần phân vô cơ bằng phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế rệp hại.

Biện pháp diệt trừ rệp vảy gây hại cà phê

Tỉa bỏ cành bị rệp nặng và tiêu hủy chúng.

Tưới nước hợp lý cho cây, đặc biệt là mùa khô.

Phun Dầu Khoáng với liều lượng pha 200 ml với 20 lít nước phải phun ướt đều khắp cành là cây.

Biện pháp diệt trừ rệp vảy gây hại trên xoài

Dùng thang hoặc ghế cao vặt tỉa sát cuống những lá có nhiều rệp đu bám và tập trung đem đốt tiêu hủy, đồng thời cần chặt số cành lá nhằm tạo độ thông thoáng.

Tưới bù nước ngày 1 lần, liên tục trong 10 ngày.

Biện pháp diệt trừ rệp vảy gây hại trên gấc

Vệ sinh vườn sạch sẽ, tạo độ thoáng và đủ ánh nắng cho cây.

Cắt bỏ những cành bị rệp bám nặng và đem đốt.

Ngoài việc bón thúc theo định kỳ, cần tưới nước kịp thời, tưới 3 lần/ngày (cách 1 ngày mới tưới) và tưới vào sáng sớm.

Biện pháp diệt trừ rệp vảy gây hại trên phong lan

Vệ sinh chậu cây sạch, đảm bảo đủ ánh nắng cho cây.

Tưới nước hợp lý, tránh đọng nước.

Tỉa bỏ lá bị rệp nẳng rồi đem tiêu hủy.

Biện pháp diệt trừ rệp vảy gây hại trên cây cao su

Không bón thừa đạm để hạn chế sự gia tăng của mật độ rệp vẩy.

Thu gom những cành khô và cành bị bệnh đem đốt để tránh lây lan.

Thường xuyên quan sát vườn và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.

4. Thuốc trị rệp vảy hại cây trồng hiệu quả nhất hiện nay

Biện pháp sử dụng thuốc trị rệp vảy hiệu quả của công ty TNHH Thuốc BVTV Thiên Bình: 

Công thức: SIEURAY 280SC 

 

SIEURAY 250SC

 

Nguồn BVTV Thiên Bình tổng hợp

CÔNG TY TNHH THUỐC BVTV THIÊN BÌNH.

ĐC: E22-D2, KDC SỞ VHTT, ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG, P. PHÚ HỮU, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM.

ĐT: 02822.48.52.52

Email: bvtvthienbinh@gmail.com

Web: www.bvtvthienbinh.com

Link Fanpage: https://www.facebook.com/THIEN-BINH-102656208736169

 

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn