Bọ trĩ hại ớt và thuốc trị bọ trĩ hại ớt

Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis Hood) là loại côn trùng gây hại đa thực, có phổ ký chủ rộng nên gây hại trên nhiều loại cây trồng từ cây ăn quả, cây lương thực, cây hoa cho đến các loại cây rau màu. Bộ phận bị hại thường là lá non, đọt non hay cánh hoa. Cây bị bọ trĩ gây hại sinh trưởng kém dẫn đến giảm năng suất hoặc thất thu nếu bị gây hại nặng. Ngoài ra, vết chích của bọ trĩ tạo ra vết thương giúp cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây bệnh và bọ trĩ còn là tác nhân truyền các bệnh do virus gây ra. Bọ trĩ là một trong những sâu hại chính trên cây ớt, làm thiệt hại năng suất và chất lượng quả ớt đáng kể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đặc điểm, tập tính gây hại và các biện pháp phòng trừ bọ trĩ trên cây ớt.

Vòng đời và đặc điểm sinh học

Vòng đời của bọ trĩ chia ra làm bốn giai đoạn (Hình 1), trong đó giai đoạn nhộng phát triển dưới đất hay giá thể trồng.

Trứng kéo dài từ 2 – 4 ngày

Ấu trùng kéo dài từ 3 – 6 ngày

Nhộng kéo dài từ 2 – 5 ngày

Thành trùng kéo dài từ 30 – 45 ngày

Trứng bọ trĩ rất nhỏ, hình hạt đậu, có màu trong suốt đến trắng nhạt. Trứng được đẻ rải rác trên kẽ lá hoặc được con cái dùng máng đẻ trứng ghim trực tiếp lên bề mặt lá (Hình 2). Trung bình 1 con cái có thể đẻ khoảng 150-300 trứng. Con trưởng thành đã giao phối hoặc chưa giao phối đều có khả năng đẻ trứng.

Ấu trùng bọ trĩ rất giống với thành trùng nhưng màu nhạt hơn, kích thước cơ thể nhỏ hơn và không có cánh (Hình 3), ấu trùng có 2 tuổi kéo dài trong 4 ngày với điều kiện nhiệt độ 32oC và dài đến 14 ngày trong điều kiện 15oC.

Nhộng bọ trĩ trải qua 2 giai đoạn: tiền nhộng và nhộng giả (Hình 4). Giai đoạn tiền nhộng bọ trĩ hoạt động rất hạn chế, thời gian phát triển của giai đoạn nhộng (gồm tiền nhộng và nhộng giả) kéo dài trong 3 ngày ở nhiệt độ 32oC và có thể dài đến 12 ngày ở nhiệt độ 15oC.

Thành trùng Bọ trĩ có cơ thể thon dài rất nhỏ, chiều dài cơ thể từ 0,8 – 1 mm, cơ thể có màu vàng trong với 2 mắt màu đen, có 3 đôi chân, 2 đôi cánh dài và hẹp với nhiều lông tơ (Hình 5). Thành trùng đực có màu sắc giống với thành trùng cái, tuy nhiên kích thước cơ thể nhỏ hơn, phần bụng cũng nhỏ và hẹp hơn so với thành trùng cái.

Đặc điểm gây hại

Bọ trĩ gây ra tác hại rất nghiêm trọng đối với cây trồng, chúng lây lan và tăng mật số rất nhanh, cả ấu trùng và thành trùng đều có khả năng gây hại. Ngoài gây hại trực tiếp bằng cách cắn và chích hút lá, đọt non, chúng còn gây hại gián tiếp với vai trò là vector truyền một số loại virus gây bệnh cho cây trồng, đặc biệt là virus trong nhóm Tospovirus (tomato spotted wilt virus, Watermelon silver mottle virus). Trên ớt, bọ trĩ thường chích hút trên lá non làm mép lá cong lên trên, phiến lá phồng rộp, bị nặng có thể làm biến dạng gân lá (Hình 10). Bọ trĩ chích hút giai đoạn ớt đang ra hoa có thể làm rụng hoa, trái phát triển không bình thường.

Triệu chứng gây hại do bọ trĩ gây ra rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng do Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus (Banks) gây hại trên cây ớt, vì thế bà con cần biết cách phân biệt triệu chứng gây hại của 2 đối tượng này.

Triệu chứng do bọ trĩ 

  • Gây hại chủ yếu trên lá và đọt non của cây
  • Thường làm mép lá non cong lên trên
  • Lá bị hại màu xanh nhạt hơn bình thường
  • Làm phiến lá non phồng rộp, gân lá biến dạng, chồi non kém phát triển

Triệu chứng do nhện trắng (Hình 9)

  • Gây hại cả trên lá non và lá trưởng thành
  • Thường làm mép lá và gân chính cong xuống dưới
  • Lá bị hại có màu xanh đậm hơn bình thường
  • Làm phiến lá non nhăn nheo, nhỏ hẹp, chồi non còi cọc không bung được

Biện pháp phòng trừ

Thăm ruộng thường xuyên phát hiện sớm sự xuất hiện của Bọ trĩ để có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu. Thu gom và tiêu huỷ tàn dư cây ớt bị nhiễm bọ trĩ.

Sử dụng thiên địch: thiên địch có vai trò rất quan trọng giúp cân bằng hệ sinh thái cũng như hạn chế sự bùng phát mật số của bọ trĩ, một số loài thiên địch quan trọng đối với bọ trĩ được ghi nhận như: nhện bắt mồi - Amblydromalus limonicus, bọ xít bắt mồi - Orius laevigatus, bọ xít đen Orius insidiosus (Say),... Tuy nhiên, trong canh tác việc phun các loại thuốc trừ sâu rầy phổ rộng (đặc biệt là thuốc nhóm cúc tổng hợp) để quản lý các côn trùng gây hại khác như ruồi đục trái, sâu đục trái, bọ phần trắng,... đã vô tình tiêu diệt luôn các loài thiên địch này.

Thuốc trị bọ trĩ hại ớt

EMAGOLD 6.5EC

Liều lượng sử dụng: 15-20ml cho 1 bình 20 lít nước.

THIFE NEW

Liều lượng sử dụng: 15-20ml cho 1 bình 20 lít nước

CHIP JAPAN

Liều lượng sử dụng: 15-20ml cho 1 bình 20 lít nước

Nguồn BVTV Thiên Bình tổng hợp 

BVTV Thiên Bình kính chúc bà con trúng mùa, được giá !

CÔNG TY TNHH THUỐC BVTV THIÊN BÌNH

ĐC: E22-D2, KDC SỞ VHTT, ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG, P. PHÚ HỮU, TP. THỦ ĐỨC, TP.HỒ CHÍ MINH

ĐT: 02822.48.52.52

Web: www.bvtvthienbinh.com

Email: bvtvthienbinh@gmail.com

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn