BỌ TRĨ GÂY HẠI SẦU RIÊNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ

Thông tin về bọ trĩ trên cây sầu riêng

Hiện nay, diện tích trồng sầu riêng tại các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, song song với sự mở rộng này, vấn đề dịch hại, đặc biệt là bọ trĩ - loài gây hại nghiêm trọng trên lá sầu riêng, cũng đang ngày càng trở nên phức tạp. Theo thống kê từ Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) , năm 2023, diện tích trồng sầu riêng tại Việt Nam đạt 131.000 ha, tăng gần 20% so với năm 2022. Trong đó, Tây Nguyên chiếm 40,4%, ĐBSCL chiếm 34,6%, miền Đông Nam Bộ chiếm 19,4%, và Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 5,6%. Việc nhận biết và phát hiện sớm các loại dịch hại là một lợi thế hết sức quan trọng để bà con kịp thời bảo vệ vườn cây nhà mình.

Bọ trĩ thường phát triển mạnh trong điều kiện nắng nóng xen kẽ mưa và độ ẩm cao, gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất cây trồng. Để bảo vệ cây sầu riêng, bà con cần hiểu rõ đặc điểm của loài sâu hại này và áp dụng các biện pháp phòng trừ phù hợp.

I. Đặc điểm nhận biết bọ trĩ

Bọ trĩ, hay còn gọi là bù lạch, là một loại sâu hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lá non và đọt non sầu riêng. Đặc điểm:

  • Màu vàng nhạt.
  • Kích thước rất nhỏ (chỉ khoảng 1-2 mm).
  • Khả năng gây hại lớn dù kích thước nhỏ bé

bo-tri-chi-chit-tren-la-sau-rieng

[ Hình ảnh bọ trĩ chi chít trên lá sầu riêng ]

II. Đặc điểm gây hại của bọ trĩ

  • Thời gian gây hại: Xuất hiện nhiều vào các tháng nắng nóng, xen kẽ mưa.
  • Cách gây hại:
    • Chúng tập trung ở gân lá, chích hút nhựa, làm đen gân lá và hư lá.
    • Lá mất diệp lục, không còn khả năng quang hợp, dẫn đến cây còi cọc và kém phát triển.
    • Nếu không xử lý kịp thời, bọ trĩ còn có thể lan rộng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây sau này.

 

bo-tri-chich-hut-lam-den-hu-gan-la

[ Hình ảnh bọ trĩ chích hút làm đen và hư gân lá ]

III. Giải pháp phòng trị bọ trĩ gây hại lá sầu riêng

1. Biện pháp canh tác

  • Tưới phun trên tán: Áp dụng kỹ thuật tưới phun vào mùa khô để hạn chế nơi trú ẩn.
  • Tỉa cành tạo tán: Loại bỏ các lá hoặc cành bị hại nặng để giúp cây thông thoáng, giảm khả năng bọ trĩ sinh sôi.
  • Xử lý vệ sinh vườn: Vệ sinh sạch sẽ cỏ dại và tàn dư cây bệnh, hạn chế môi trường sinh sống của bọ trĩ

2. Sử dụng thuốc đặc trị

Dưới đây là hai giải pháp đặc trị đã được kiểm chứng:

  1. Emagold 6.5EC (200ml) + TB DIETRAY New (120gr)

    • Tấn công trực tiếp hệ thần kinh của bọ trĩ, tiêu diệt nhanh chóng.
    • Làm ung trứng, chống lột xác => Không cho bọ trĩ kháng thuốc
    • Hiệu lực kéo dài, hạn chế tái nhiễm.
  2. Thibifos (225ml) + TB DIETRAY New (120gr)

    • Diệt triệt để cả bọ trĩ trưởng thành lẫn trứng.
    • Ung trứng, chống lột xác => Hạn chế bọ trĩ kháng thuốc
    • Hiệu quả cao trong điều kiện ẩm thấp.

emagold-thibifos-tbdietraynew

[ Giải pháp phòng trị ]

 

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc

  • Pha đúng liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Phun đều cả mặt trên và mặt dưới lá vào sáng sớm hoặc chiều mát để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Lặp lại sau 7-10 ngày nếu mật độ bọ trĩ còn cao.

diet-sach-bo-tri-chi-sau-mot-dem-phun

[ Hình ảnh bọ trĩ bị diệt sạch chỉ sau một đêm phun ]

Khi áp dụng đúng biện pháp phòng trừ, bà con không chỉ bảo vệ được cây sầu riêng khỏe mạnh mà còn duy trì năng suất, đảm bảo chất lượng trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giúp tăng giá trị kinh tế.
Mọi thắc mắc bà con vui lòng liên hệ hotline: 0898.999.929 để được đội ngũ kỹ thuật tư vấn miễn phí và cung cấp giải pháp phù hợp nhất nhé!
 
 

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn