Bệnh vi khuẩn trên lúa, thuốc trị bệnh vi khuẩn trên lúa

1.Tác nhân:

Do vi khuẩn Erwinia sp. gây ra

2.Triệu chứng của bệnh vi khuẩn trên lúa

- Đầu tiên lúa bị héo, màu lá vẫn còn xanh, bẹ mọng nước trước tiên sau đó là chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn rụi lá từng chòm.

- Nhổ lên thì chồi bị đứt ngay gốc và ngửi thấy có mùi thối. Thời điểm gây chết rụi thường vào giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa.

Phát sinh gây hại

- Bệnh gây hại trên lúa vụ hè thu nhiều hơn vụ đông xuân do thời tiết ẩm ướt, nhiều sương mù, độ ẩm không khí cao.

- Sự xâm nhập và lan truyền bệnh: Vi khuẩn lưu tồn sẵn trong đất, nước, xâm nhập qua vết thương, làm nghẽn mạch, gây héo. Bệnh lan truyền rất nhanh, trường hợp thiệt hại nhẹ thì lúa chết từng chòm, trường hợp nặng có thể cả ruộng lúa chết rụi.

- Bệnh thối thân có thể bộc phát thành dịch và gây hại nghiêm trọng nếu ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, bị phèn, mặn, nhiễm rầy nâu hoặc nhiễm bệnh đạo ôn.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh vi khuẩn trên lúa

- Bón phân cân đối, không bón dư thừa phân đạm.

- Tháo cạn nước trên ruộng để loại bỏ nguồn vi khuẩn và hạn chế lây lan.

- Sát khuẩn bằng vôi, chọn 1 trong 2 cách sau

* Phun vôi: pha 1,5 kg vôi/ 16 lít vào nước để lắng trong. Sau đó lấy nước trong phun trên lá. Nên sử dụng loại vôi nung (CaO), phun nước vào để vôi rã ra thành dạng bột sau đó cho nước vào ngâm. Chú ý: Khi pha vôi phải để lắng, lấy nước vôi trong, nếu lấy luôn cặn trắng để phun thì cặn bám trên lá làm trắng lá lúa ngăn cản sự quang hợp của cây.

* Rải vôi: Sử dụng vôi bột (CaCO3 ), liều lượng 20 – 25kg rải cho 1.000 m2, để dễ thực hiện bà con có thể phun nước vừa đủ để vôi hút ẩm hoặc trộn vôi bột với trấu ướt, mụn xơ dừa trước khi rải.

- Sau khi xử lý vôi khoảng 3 ngày, kiểm tra nếu thấy rễ lúa ra trắng và lúa phát triển trở lại thì bắt đầu bón phân và chăm sóc lúa bình thường.

4. Thuốc trị bệnh vi khuẩn trên lúa

BVTV Thiên Bình chia sẻ đến bà con thuốc trị bệnh vi khuẩn trên lúa hiệu quả nhất hiện nay:

TB sạch nấm khuẩn

Quy cách: gói 35g, 250g, 400g

THÀNH PHẦN:

Bismerthiazol ......... 200g/kg

Streptomycin Sulfate 50g/kg

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Hoạt chất: Bismerthiazol và Streptomycin Sulfate trong danh mục thuốc BVTV đã được một số tổ chức trong và ngoài nước đăng ký ở Việt Nam để trừ bệnh như: Đạo ôn, bạc lá, vàng lá lúa; Phấn trắng hại nho; Thối vi khuẩn hại rau; Đốm lá, sương mai dưa chuột; Thán thư dưa hấu, chết nhanh dưa hấu; Vi khuẩn bông xoài; Thối nhũn bắp cải; Sẹo hại cây có múi; Héo rũ (chết ẻo) cây con hại rau.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

BỆNH HẠI

CÁCH PHA

Lúa

Vàng lá, bạc lá, lép đen, lép vàng trên lúa.

Pha 35g cho bình 20 lít, phun 2 bình cho 1.000m².

Hoặc pha 250g cho 1 phuy 200 lít, phun 2 phuy cho 10.000m² (hecta).

Rau màu

Thối nhũn vi khuẩn, thán thư.

Cam, Quýt

Loét, sẹo.

Mít

Sơ đen múi mít.

Tiêu

Vàng lá, khảm lá.

Cà phê

Thán thư, khô quả.

Hoa, Cây cảnh

Đốm đen, phấn trắng, thối gốc.

  • Thời điểm phun: Phun khi bệnh chớm phát hiện trên lá, phun khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10%. Nếu bệnh nặng phun lần 2 sau 5 - 7 ngày.

Thời gian cách ly: 05 ngày sau khi phun thuốc.

 

MOLBENG 2SL

Quy cách: gói 40ml, chai 240ml

THÀNH PHẦN:

Ningnanmycin 20g/ lít

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • MOLBENG 2SL là thuốc trừ bệnh sinh học thế hệ mới có tác dụng phòng trừ hiệu quả các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như: Bạc lá, đạo ôn, lem lép hạt lúa; Mốc xám bắp cải; Sương mai, lở cổ rễ cà chua; Sương mai dưa hấu, bí xanh; Thối quả xoài, vải.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

DỊCH HẠI

LIỀU LƯỢNG

Lúa

Bạc lá

Miền Nam: 25-30ml/bình 25 lít.

Phun 2 bình/1000m². (0,5-0,6 lít/ha).

Miền Bắc: 15-20ml/bình 16 lít/1 sào Bắc Bộ (360m²).

Lượng nước phun: 500-800 lít/ha.

Cà Chua

Héo rũ

Dưa Hấu

Sương mai

Xoài, Vải

Thối quả

Chú ý:

  • Phun sớm khi bệnh mới xuất hiện.
  • Thời gian cách ly: 07 ngày.

CÔNG TY TNHH THUỐC BVTV THIÊN BÌNH.

ĐC: E22-D2, KDC SỞ VHTT, ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG, P. PHÚ HỮU, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM.

ĐT: 02822.48.52.52

Email: bvtvthienbinh@gmail.com

Web: www.bvtvthienbinh.com

Link Fanpage: https://www.facebook.com/THIEN-BINH-102656208736169

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn