Bệnh thối trái sầu riêng và thuốc trị bệnh thối trái sầu riêng

Sầu riêng là loại cây trồng đặc biệt của vùng nhiệt đới. Nó có mùi vị đặc trưng riêng biệt mà không phải ai cũng yêu thích được. Bên cạnh đó sầu riêng mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Tuy nhiên hiện nay sầu riêng đang phải đối mặt với rất nhiều loại bệnh hại đặc biệt là bệnh thối trái, khiến cho năng suất chất lượng trái giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy hãy chủ động ngăn ngừa bệnh thối trái trên cây sầu riêng để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh gây ra.

1. Biểu hiện của bệnh thối trái trên sầu riêng

Thối trái là bệnh nguy hiểm, nó không chỉ gây hại ở phần quả mà còn gây hại đến nhiều bộ phận trên cây sầu riêng.

Trên thân cây: Khi nấm bệnh tấn công, trên thân cây xuất hiện đốm sậm màu, hơi ướt. Sau đó, vết bệnh chuyển màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu.

Trên lá: Bệnh tấn công trên lá làm cháy lá, lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi bệnh còn gây hại trên các cành cao phía trên.

Trên trái: Nấm gây hại trên trái, làm trái bị thối hàng loạt. Bệnh thường xuất hiện ở phần đít trái, ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu đen, sau đó lan rộng ra và có màu xám đen. Bệnh phát triển thành từng lõm lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, khiến thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu. Trời ẩm thấp, trên vết bệnh hình thành những tơ nấm trắng. Bệnh làm trái nhỏ, chín sớm, bệnh nặng làm thối cả trái và lây lan sang những trái khác. Bệnh gây hại trong mọi giai đoạn của trái, kể cả trái sau thu hoạch.

Bệnh thối quả sầu riêng

2. Nguyên nhân gây bệnh thối trái sầu riêng

Để có những biện pháp phòng trừ bệnh phù hợp, hiệu quả thì cần hiểu rõ về nguyên nhân gây ra bệnh.

Bệnh thối trái trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra.

Bệnh thối trái xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi có nhiều sương mù và nhiệt độ môi trường của vườn sầu riêng thấp, thoát nước kém tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển gây hại.

Vườn cây ẩm thấp, rậm rạp không thông thoáng, không cắt tỉa thường xuyên chính là điều kiện để các bào tử nấm phát sinh mạnh mẽ trên diện rộng.

3. Biện pháp phòng trừ:

+ Đối với vườn mới trồng nên trồng với mật độ thấp, khoảng cách 8-10m, tạo thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển thông thoáng.

+ Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy.

+ Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.

+ Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ bằng xơ dừa

+ Bao trái là biện pháp  hiệu quả để hạn chế bệnh thối trái hiệu quả.

+ Bón cân đối NPK.

+ Bón phân chuồng hoai mục ( tốt nhất là sử dụng phần gà) kết hợp sử  dụng chế phẩm sinh học Trico để hạn chế bệnh phát triển.

+ Dùng vôi hòa với thuốc gốc Đồng quét lên thân cây cách mặt đất khoảng 1m vào đầu mùa mưa để ngừa nấm tấn công thân.

Khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần thực hiện những việc sau:

Tiến hành thu gom và xử lý ngay những quả và cây bị nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy để tránh nấm bệnh lây lan.

Sử dụng Bộ giải pháp phòng trừ nấm phun ướt đẫm thân, cành lá, quả để sát khuẩn, diệt nấm. Sau 3 ngày phun lại lần 2.

4. Thuốc trị bệnh thối quả sầu riêng

THIBIPES giới thiệu đến nhà nông các lại thuốc trị thối quả sầu riêng hiệu quả nhất hiện nay:

AMICOL 360EC

Quy cách: chai 240ml

THÀNH PHẦN:

Difenoconazole ... 155g/l

Propiconazole ..... 155g/l

Tebuconazole ....... 50g/l

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

DỊCH HẠI

LIỀU LƯỢNG

Lúa

Lem lép hạt.

Pha  20ml/ bình 25 lít.

Đốm vằn.

Chuối

Thán thư, tạo phấn trái.

Pha 10-12ml/ bình 20 lít.

Chai 240ml pha cho 2 phuy 200 lít.

Liều lượng: 0,3-0,5 lít/ ha. Lượng nước 400-500 lít/ ha.

Thời gian cách ly: 07 ngày.

Mít

Sơ đen múi mít, thối quả.

Cây ăn trái: Sầu Riêng, Xoài, Mãng Cầu.

Thán thư, khô đen bông,

bóng đẹp trái.

Rau màu: Ớt, Cà Chua, Bắp Cải, Dâu Tây, Hoa Hồng, ...

Thán thư (đốm mắt cua).

AMYLA TOP 325SC

Quy cách: chai 200ml, 240ml

THÀNH PHẦN:

Azoxystrobin ... 200g/l

Difenoconazole 125g/l

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

DỊCH HẠI

LIỀU LƯỢNG

Lúa

Lem lép hạt

 

Pha 15-20ml/ bình 25 lít.

Liều lượng: 0,3-0,5 lít/ha.

Lượng nước: 400-500 lít/ha.

 

Đốm vằn

Chuối

Thán thư, giữ bộ lá xanh tốt

Mít

Sơ đen múi mít, thối quả

Sầu Riêng

Thán thư bông, thối quả, khô bông

Rau Màu

Thán thư, chết cây con

Xoài

Thán thư, phấn trắng

Thời gian cách ly: 07 ngày.

Amtivo 750WG

Quy cách: gói 14g

THÀNH PHẦN:

Tebuconazole .... 500g/kg

Trifloxystrobin ... 250g/kg

Phụ gia .............. 250g/kg

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Là thuốc trừ bệnh phổ rộng công nghệ mới, nội hấp, lưu dẫn, trừ được nhiều loại bệnh xuất hiện cùng một lúc, ức chế quá trình sinh tổng hợp của các tế bào nấm bệnh. Thuốc đăng ký đặc trị hiệu quả bệnh đốm lá trên hồ tiêu.
  • Được sản xuất bởi nhà máy tốt nhất trên thế giới về thuốc trừ bệnh. Với liều lượng tăng hơn 40% so với loại thông thường. Đã tốt nay còn tốt hơn; yên tâm tuyệt đối khỏi lo bệnh đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá.
  • Đặc trị: đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn trên lúa.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

BỆNH HẠI

LIỀU LƯỢNG

Lúa

Đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn .

14g/ bình 25 lít. Phun 2 bình cho 1.000m².

Rau màu: Cà Chua, Ớt, Dưa Hấu, Bắp Cải, Hoa Cúc, Dâu Tây, Cây họ đậu, … 

Rỉ sắt, thán thư, đốm lá, phấn trắng, đốm vòng, …

40g/ 100 lít nước, phun

ướt đều tán lá cây.

Cây ăn quả: Xoài, Thanh Long, Sầu Riêng, Bưởi, Nho, Điều, Cam, Quýt, Vải, Mãng Cầu, …

Thán thư, cháy lá, đốm đen quả, rỉ sắt, đốm vòng, thối quả, …

80g/ 1 phuy 200 lít.

Phun ướt đều tán lá cây.

  • Thời gian cách ly an toàn: 07 ngày trước khi thu hoạch.

CÔNG TY TNHH THUỐC BVTV THIÊN BÌNH.

ĐC: E22-D2, KDC SỞ VHTT, ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG, P. PHÚ HỮU, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM.

ĐT: 02822.48.52.52

Email: bvtvthienbinh@gmail.com

Web: www.bvtvthienbinh.com

Link Fanpage: https://www.facebook.com/THIEN-BINH-102656208736169

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn