Sầu riêng là một loại cây trồng đặc biệt của vùng nhiệt đới ngày nay. Nó có những mùi vị đặc trưng riêng biệt mà không phải ai cũng yêu thích nó được. Bên cạnh đó thì sầu riêng mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng nó. Tuy nhiên hiện nay sầu riêng đang phải đối mặt với rất nhiều loại bệnh hại đặc biệt là bệnh thối trái, nhiều người còn làm tưởng là bệnh thán thư khiến cho năng suất chất lượng trái giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế kém. Chính vì vậy hãy chủ động ngăn ngừa bệnh thối trái trên cây sầu riêng để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh gây ra.
1. Biểu hiện của bệnh thối trái trên sầu riêng
Trái sầu riêng thối rụng
Thối trái là bệnh nguy hiểm, nó không chỉ gây hại ở phần quả mà còn gây hại đến nhiều bộ phận trên cây sầu riêng.
Trên thân cây: Khi nấm bệnh tấn công, trên thân cây xuất hiện đốm sậm màu, hơi ướt. Sau đó, vết bệnh chuyển màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu.
Trên lá: Bệnh tấn công trên lá làm cháy lá, lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi bệnh còn gây hại trên các cành cao phía trên.
Trên trái: Nấm gây hại trên trái, làm trái bị thối hàng loạt. Bệnh thường xuất hiện ở phần đít trái, ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu đen, sau đó lan rộng ra và có màu xám đen. Bệnh phát triển thành từng lõm lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, khiến thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu. Trời ẩm thấp, trên vết bệnh hình thành những tơ nấm trắng. Bệnh làm trái nhỏ, chín sớm, bệnh nặng làm thối cả trái và lây lan sang những trái khác. Bệnh gây hại trong mọi giai đoạn của trái, kể cả trái sau thu hoạch.
Trái sầu riêng bị thối
2. Nguyên nhân gây bệnh thối trái sầu riêng
Để có những biện pháp phòng trừ bệnh phù hợp, hiệu quả thì cần hiểu rõ về nguyên nhân gây ra bệnh.
Bệnh thối trái trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra.
Bệnh thối trái xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi có nhiều sương mù và nhiệt độ môi trường của vườn sầu riêng thấp, thoát nước kém tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển gây hại.
Vườn cây ẩm thấp, rậm rạp không thông thoáng, không cắt tỉa thường xuyên chính là điều kiện để các bào tử nấm phát sinh mạnh mẽ trên diện rộng.
3. Ngăn ngừa bệnh hiệu quả
Biện pháp phòng ngừa bệnh:
Cần chủ động, tích cực phòng ngừa bệnh ngay từ đầu bằng những biện pháp đơn giản để bệnh không phát triển, giảm thiểu tối đa chi phí chữa bệnh, hạn chế thiệt hại về kinh tế do bệnh gây ra.
- Để hạn chế thối trái, cần đảm bảo vườn thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu đất thấp phải có hệ thống thoát nước tốt tránh vườn bị ngập úng hoặc độ ẩm cao.
- Chọn giống sầu riêng khỏe mạnh, sức đề kháng cao có thể chống lại các nấm hại gây bệnh.
- Trồng vườn với mật độ thích hợp để tạo sự thông thoáng cho vườn.
- Thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom các lá rụng.
Khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần thực hiện những việc sau:
- Tiến hành thu gom và xử lý ngay những quả và cây bị nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy để tránh nấm bệnh lây lan.