Bệnh thán thư tên tiếng anh (Colletotrichum gloeopsoriodes) loại bệnh phổ biến, xuất hiện hầu hết ở các loại cây. Đây là bệnh khiến nhiều nhà nông lo ngại nhất là sâu bệnh. Nhiễm nặng thì sẽ làm cho cây khó phát triển.
Triệu chứng:
Bệnh thán thư phát sinh và gây hại nhiều trên lá, lộc non, trên chùm hoa và quả.
-Trên lá: bệnh gây hại từ mép lá trở vào, lúc đầu vết bệnh như các chấm, đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đường viền nâu sẫm.
-Trên chồi non: lúc đầu vết bệnh dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối, chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa.
-Trên hoa và trái non: vết bệnh hơi lõm xuống kiểu chấm đen, làm hoa và quả non chuyển màu đen và rụng.
Tác nhân gây bệnh:
Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporrioides gây ra.
Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh:
Bệnh phát sinh mạnh khi trời ấm và ẩm trong tháng 3 và 4. Trời có mưa đúng vào thời kỳ ra hoa và hình thành trái non làm ảnh hưởng đến năng suất.
Biện pháp phòng trừ:
- Tạo tán tỉa cành.
Thực hiện khi cây còn nhỏ và cây lớn các cành lá thấp để phân bố điều các cây. Để ánh sáng chiếu hết ánh cây góp phần hạn chế sự sinh tưởng của bệnh.
- Vệ sinh sân vườn.
Cắt các lá và quả bị bệnh và tiêu huỷ chúng, hạn chế nguồn bệnh và lan truyền rộng hơn. Nếu bị nặng thì trước khi phun thuốc chúng ta vệ sinh vườn để góp phần phát huy hiệu quả.
- Chăm bón đầy đủ.
Thường là áp dụng tưới tiêu nước và bón phân. Việc này góp phần giúp cây phát triển tốt. Khoẻ mạnh và tăng cường sức chống chịu tốt.
- Dùng thuốc hỗ trợ trị thán thư.
Khi thấy bệnh trên cây thì lập tức dùng các thuốc trị bệnh thán thư. Hiện nay cũng có rất nhiều thuốc trị bệnh hiệu quả.
>>Xem thêm: Phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư cây sầu riêng.