BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY ỚT CHUÔNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ

Ớt chuông là một trong những loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao và được canh tác rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cây ớt chuông dễ gặp phải một số bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Sau đâu là những bệnh phổ biến trên cây ớt chuông

ba-loai-benh-thuong-gap-tren-ot-chuong

1. BỆNH THÁN THƯ TRÁI ỚT CHUÔNG:

Triệu chứng: Bệnh thán thư xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm, đặc biệt khi độ ẩm không khí cao. Các vết bệnh bắt đầu ướt, sau đó chuyển thành màu tối, khô dần và có dạng vòng. Bên trong vết bệnh có màu xám đen, còn bên ngoài có quầng màu nâu vàng.

benh-than-thu-trai-ot

Giải pháp phòng trị:

  • Chọn giống kháng bệnh và hạt giống sạch bệnh.
  • Vệ sinh đồng ruộng kỹ càng, tiêu hủy tàn dư cây bệnh để ngăn ngừa lây lan.
  • Trồng ớt trên luống cao, đảm bảo thoát nước tốt và không trồng quá dày.
  • Sử dụng thuốc trị bệnh như Azobin, Amtivo hoặc Foskasa để xử lý bệnh khi phát hiện sớm.

2. Bệnh Lở Cổ Rễ Trên Cây Ớt Chuông

Triệu chứng: Bệnh lở cổ rễ thường xuất hiện ở giai đoạn cây con. Các đốm đen sẽ xuất hiện ở cổ rễ, sau đó lan rộng làm cổ rễ gần mặt đất teo lại, chuyển sang màu nâu và thối. Cây sẽ ngã gục dù lá vẫn còn xanh, sau vài ngày cây héo và chết.

benh-lo-co-re-ot-chuong

[hình ảnh cây ớt bị lở cổ rễ]

Giải pháp phòng trị:

  • Vệ sinh vườn ươm kỹ, xử lý đất trước khi trồng.
  • Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, hạn chế bón phân hóa học.
  • Nhổ bỏ cây bị bệnh, tiêu hủy và kết hợp phun thuốc như Azobin hoặc Molbeng.

3. Bệnh Héo Xanh Vi Khuẩn Trên Cây Ớt Chuông

Triệu chứng: Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Cây héo vào ban ngày và tươi lại vào ban đêm, tình trạng này diễn ra liên tục trong vài ngày rồi cây sẽ héo khô và chết. Mạch dẫn trong thân cây bị thâm đen và không còn khả năng vận chuyển nước.

benh-heo-xanh-ot-chuong

Giải pháp phòng trị:

  • Luân canh cây trồng và chọn giống kháng bệnh.
  • Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, nhổ bỏ cây bệnh và tiêu hủy.
  • Cày bừa kỹ đất, kết hợp với bón vôi bột để giúp khử vi khuẩn trong đất.
  • Phun thuốc phòng trị như Amtivo, Azobin + Molbeng.

Kết luận: Những bệnh phổ biến trên cây ớt chuông như thán thư trái, lở cổ rễ và héo xanh vi khuẩn đều có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc phòng trị kịp thời và hiệu quả sẽ giúp bảo vệ cây ớt chuông, mang lại mùa vụ bội thu. Đừng quên chọn giống kháng bệnh, vệ sinh đồng ruộng th


< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn