Bệnh lem lép hạt trên lúa và thuốc trị bệnh lem lép hạt trên lúa hiệu quả hiện nay

Bệnh lem lép hạt là tên gọi chung của hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép, tức là bên trong ít hoặc rất ít gạo, hoặc hoàn toàn không có gạo. Khi hạt lúa bị lửng hoặc lép, có thể kèm theo triệu chứng vỏ hạt và gạo bị đổi màu tùy theo tác nhân gây bệnh. Bệnh không những làm giảm năng suất, sản lượng lúa mà còn làm giảm phẩm chất của hạt gạo, nếu bán sẽ mất giá từ đó gây thất thu về mặt kinh tế cho bà con nông dân. Ngoài ra, nếu dùng làm giống thì chất lượng của hạt giống cũng kém, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở vụ sau, và đây cũng là nguồn bệnh ban đầu gây cho lúa ở vụ sau. Trên thực tế hầu như không có giống lúa nào, chân ruộng nào, ở thời vụ nào mà không có bệnh lem lép hạt gây hại chỉ ở mức độ ít hay nhiều.

1.Triệu chứng bệnh lem lép hạt trên lúa

Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo ở giai đoạn cây lúa còn trên đồng ruộng trước khi thu hoạch. Hạt lúa bị lép, lửng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng hạt lúa.

2. Nguyên nhân gây bệnh lem lép hạt trên lúa

- Do nhện gié: nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa. Khi mật độ cao chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển. Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép.

- Do vi khuẩn Pseudomonas glumae (hay Bukhoderia glumae), vi khuẩn này làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt.

- Do nấm, có rất nhiều loại nấm gây hại (tập đoàn nấm): Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp., Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp., Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens…Theo thống kê hiện nay có đến 12 loại nấm khác nhau gây nên loại bệnh này và đây chính là nguyên nhân gây lem lép hạt quan trọng nhất.

3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

- Nấm có thể bám trên vỏ trấu hạt lúa sau khi thu hoạch, lưu tồn và tiếp tục gây hại làm hạt bị lem; đây cũng là nhân tố lưu truyền bệnh trên giống.

- Trên các chân đất ruộng nhiễm phèn, nhiễm mặn thì các bệnh gạch nâu, đốm nâu sẽ phát triển mạnh và cũng làm cho hạt lúa bị lem lép về sau.

- Cỏ dại trong ruộng lúa cũng là ký chủ cho nấm bệnh phát triển và phát tán cho ruộng lúa.

- Các loại sâu bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ như bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít cũng làm gia tăng nguy cơ bệnh lem lép hạt. Lem lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa, đồng thời tác hại vào vụ sau.

- Thời kỳ cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh là từ trổ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều

4. Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng hạt giống khỏe, giống xác nhận, sạch bệnh, không lẫn tạp chất. Tuyệt đối không dùng giống ở những ruộng có biểu hiện bệnh lem lép hạt. Sạ thưa, với mật độ 100-120kg/ha.

- Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây lúa khỏe, không đổ ngã và tăng khả năng chống chịu đối với sự tấn công của nấm bệnh. Tùy thuộc vào điều kiện mùa vụ, giống, đất đai để bón cho phù hợp.

5. Thuốc trị bệnh lem lép hạt trên lúa

Amtivo 750WG

Quy cách: gói 14g

THÀNH PHẦN:

Tebuconazole .... 500g/kg

Trifloxystrobin ... 250g/kg

Phụ gia .............. 250g/kg

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Là thuốc trừ bệnh phổ rộng công nghệ mới, nội hấp, lưu dẫn, trừ được nhiều loại bệnh xuất hiện cùng một lúc, ức chế quá trình sinh tổng hợp của các tế bào nấm bệnh. Thuốc đăng ký đặc trị hiệu quả bệnh đốm lá trên hồ tiêu.

  • Được sản xuất bởi nhà máy tốt nhất trên thế giới về thuốc trừ bệnh. Với liều lượng tăng hơn 40% so với loại thông thường. Đã tốt nay còn tốt hơn; yên tâm tuyệt đối khỏi lo bệnh đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá.

  • Đặc trị: đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn trên lúa.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

BỆNH HẠI

LIỀU LƯỢNG

Lúa

Đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn .

14g/ bình 25 lít. Phun 2 bình cho 1.000m².

Rau màu: Cà Chua, Ớt, Dưa Hấu, Bắp Cải, Hoa Cúc, Dâu Tây, Cây họ đậu, … 

Rỉ sắt, thán thư, đốm lá, phấn trắng, đốm vòng, …

40g/ 100 lít nước, phun

ướt đều tán lá cây.

Cây ăn quả: Xoài, Thanh Long, Sầu Riêng, Bưởi, Nho, Điều, Cam, Quýt, Vải, Mãng Cầu, …

Thán thư, cháy lá, đốm đen quả, rỉ sắt, đốm vòng, thối quả, …

80g/ 1 phuy 200 lít.

Phun ướt đều tán lá cây.

  • Thời gian cách ly an toàn: 07 ngày trước khi thu hoạch.

Thiên Bình hân hạnh được đồng hành cùng bà con trong suốt quả trình chăm sóc cây trồng. 

THIBIPES - Đồng hành cùng phát triển.

--------------------------------------------------------------------------------------

Liên hệ hotline zalo để được tư vấn miễn phí: 0898 999 929

Công ty TNHH Thuốc BVTV Thiên Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn