Trong thực tế sản xuất lúa, bệnh lem lép hạt thường xuyên xảy ra trên đồng, và xảy ra trong tất cả các vụ lúa.
Bệnh có xu thế ngày càng tăng lên trong điều kiện thâm canh lúa hiện nay, đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và đặc biệt làm giảm đáng kể chất lượng lúa gạo của Việt Nam.
Triệu chứng và tác nhân gây bệnh:
Bệnh lem lép hạt lúa là tên gọi của hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép, bên trong đó gạo rất ít, hoặc lép thì bên trong hoàn toàn không có gạo. Khi hạt lúa bị lửng và lép, có thể kèm theo triệu chứng vỏ hạt lúa và hạt gạo bị đổi màu tùy theo tác nhân gây ra.
Bệnh lem lép hạt lúa do nhiều tác nhân gây ra trong giai đoạn lúa trổ bông:
* Do những yếu tố môi trường:
- Thiếu dinh dưỡng như: thiếu các nguyên tố đa, trung và vi lượng, đất bị chua phèn.
- Do thiếu nước, nhất là lúc trổ.
- Bị mưa to, gió lớn lúc trổ.
- Bị sốc nhiệt độ (nóng quá hoặc lạnh quá) lúc trổ.
* Do các loài dịch hại gây ra dưới đây:
- Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và nước.
- Do các loài vi khuẩn gây hại.
- Do các loài nấm bệnh.
- Do nhện gié và các côn trùng gây ra.
Điều kiện thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển:
Đối với yếu tố dinh dưỡng thì có thể xảy ra ở tất cả các vụ trong năm. Còn lại tùy theo mùa vụ mà các tác nhân gây lem lép hạt sẽ khác nhau.
Vụ Hè Thu, nếu bị mưa to, gió lớn, nắng nóng lúc trổ bông, thời tiết nóng ẩm vụ Hè Thu cũng rất thích hợp cho các loài vi khuẩn như bạc lá, các nấm như khô vằn, và nhện gié phát triển gây hại nặng…
Vụ Đông Xuân, nếu ruộng bị bón dư phân đạm, lại gieo sạ dày, thời tiết âm u, ít nắng, đêm có sương mù nhiều và se lạnh thì thường bị các loài nấm bệnh như đạo ôn gây hại nặng…
Biện pháp phòng trừ:
Để phòng trừ lem lép hạt lúa, cần áp dụng tổng hợp các biện pháp sau:
- Chọn giống lúa kháng sâu, bệnh.
- Xử lý hạt giống trước khi trồng.
- Thau chua rửa mặn, khử độc hữu cơ cho đất.
- Gieo cấy đúng thời vụ, với mật độ thích hợp.
- Bón phân đầy đủ và cân đối, cung cấp thêm các loại trung, vi lượng.
- Phòng trừ tốt các loại côn trùng, nhện và bệnh hại. Trong thực tế, tác nhân chính gây lem lét hạt trên lúa là do các loài vi sinh vật và nhện gié gây hại. Vì vậy, khi điều kiện thời tiết thích hợp cho bệnh hại và nhện gié phát triển thì phun phòng ngừa một trong các loại thuốc sau vào giai đoạn trước trổ và sau khi trổ đều
Thuốc trị bệnh lem lép hạt lúa
BVTV Thiên Bình chia sẻ đến bà con các loại thuốc trị bệnh lem lep hạt lúa hiệu quả nhất hiện nay
Amtivo 750WG
Quy cách: gói 14g
THÀNH PHẦN:
Tebuconazole .... 500g/kg
Trifloxystrobin ... 250g/kg
Phụ gia .............. 250g/kg
ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:
- Là thuốc trừ bệnh phổ rộng công nghệ mới, nội hấp, lưu dẫn, trừ được nhiều loại bệnh xuất hiện cùng một lúc, ức chế quá trình sinh tổng hợp của các tế bào nấm bệnh. Thuốc đăng ký đặc trị hiệu quả bệnh đốm lá trên hồ tiêu.
- Được sản xuất bởi nhà máy tốt nhất trên thế giới về thuốc trừ bệnh. Với liều lượng tăng hơn 40% so với loại thông thường. Đã tốt nay còn tốt hơn; yên tâm tuyệt đối khỏi lo bệnh đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá.
- Đặc trị: đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn trên lúa.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
CÂY TRỒNG | BỆNH HẠI | LIỀU LƯỢNG |
Lúa | Đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn . | 14g/ bình 25 lít. Phun 2 bình cho 1.000m². |
Rau màu: Cà Chua, Ớt, Dưa Hấu, Bắp Cải, Hoa Cúc, Dâu Tây, Cây họ đậu, … | Rỉ sắt, thán thư, đốm lá, phấn trắng, đốm vòng, … | 40g/ 100 lít nước, phun ướt đều tán lá cây. |
Cây ăn quả: Xoài, Thanh Long, Sầu Riêng, Bưởi, Nho, Điều, Cam, Quýt, Vải, Mãng Cầu, … | Thán thư, cháy lá, đốm đen quả, rỉ sắt, đốm vòng, thối quả, … | 80g/ 1 phuy 200 lít. Phun ướt đều tán lá cây. |
- Thời gian cách ly an toàn: 07 ngày trước khi thu hoạch.
AMYLA TOP 325SC
Quy cách: chai 200ml, 240ml
THÀNH PHẦN:
Azoxystrobin ... 200g/l
Difenoconazole 125g/l
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
CÂY TRỒNG | DỊCH HẠI | LIỀU LƯỢNG |
Lúa | Lem lép hạt |
Pha 15-20ml/ bình 25 lít. Liều lượng: 0,3-0,5 lít/ha. Lượng nước: 400-500 lít/ha.
|
Đốm vằn | ||
Chuối | Thán thư, giữ bộ lá xanh tốt | |
Mít | Sơ đen múi mít, thối quả | |
Sầu Riêng | Thán thư bông, thối quả, khô bông | |
Rau Màu | Thán thư, chết cây con | |
Xoài | Thán thư, phấn trắng |
Thời gian cách ly: 07 ngày.