Bệnh hại sầu riêng mùa mưa

Sầu riêng là loại trái cây mà giúp mang lại được hiệu quả kinh tế tốt. Sầu riêng cũng rất khó và không thể chịu được những điều kiện khắc nghiệt như hạn, mặn, ngập úng,... do vậy sầu riêng chỉ pháp triển với đa phần vùng nước ngọt quanh năm và bị bệnh hại sầu riêng rất nhiều. Ngoài ra nó bị nhiều các loại sâu bệnh tấn công nhất là trong mùa mưa hiện nay. Hiện nay các nơi bị nhiễm bệnh thán thư và bệnh chát bị chết ngọn và ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây, cho ra năng suất giảm.

Bệnh thán thư là một loại bệnh phổ biến trên cây sầu riêng và nó do nấm Colletotrichum zibethinum gây ra. Nấm bệnh phá hoại chủ yếu là trên lá Vết bệnh tạo ra cháy màu đỏ, trên đó có những hạt nhỏ màu đen li ti nó chính là các ổ bào tử. Giữ vết bệnh và phần xanh còn lại của đường ranh giới rõ rệt màu nâu. Bệnh phát sinh trên lá già và là bánh tẻ. Bệnh khi nặng thì toàn bộ lá sẽ rụng sớm, cây kém phát triển hơn nhất là khi cây con nhỏ. Nấm tồn tại trên lá do những ngày mưa dầm và có nhiệt độ khá cao, ẩm độ không khí cao. Vườn trồng dày, thiếu chăm sóc cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển.

 Ngoài ra thì mùa mưa bệnh cháy lá khá phổ biến và gây hại trên các vườn sầu riêng, Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, nấm tấn công và gây hại không chỉ cây con trong vườn ươm mà còn gây hại cả trên cây lớn, bất ký ở vị trí nào trên lá thì bệnh lan dần từ lá giá bên dưới và lên trên lá non. Vệt bệch không có hình dạng rõ rệt, màu xanh tái như bị luộc nước sôi, về sau thì nó lan rộng lại, bệnh lây lan rất nhanh từ lá này sang lá khác các bệnh dính lại với nhau như kiến làm tổ(nhiều người hay gọi rằng là bệnh tổ kiến) bên trong có những sợ tơ nấm trắng xám và đôi khi có những hạch nấm tròn màu nâu nhạt như hạt cát. Nếu mà bệnh xảy ra trong lúc có độ ẩm độ không khí cao, hoặc mưa dầm thì vết bệch có màu đen và nhũn ra. Khi bệnh nặng sẽ làm lá cháy thành mảng lớn và rụng sớm hơn, đôi khi cành non cũng bị tấn công nhiều làm khô dần và chết ngọn. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, nóng và ẩm. Hạch nấm có thể sống trong đất và trong nước hàng năm, từ đó mọc ra sợi nấm để xâm nhập và gây bệnh.

Những biện pháp phòng đối với bệnh thán thư và bệnh cháy lá chết ngọn.

+ Đối với những vườn mới trồng nên trồng với một mật độ hợp lý nhất, khoảng cách 8-10m, sẽ tạo thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển thông thoáng hơn.

+ Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những bộ phận bệnh đem tiêu hủy nó.

+ Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong những mùa mưa.

+ Bón phân cân đối,tránh những phân bón thừa đạm.

+ Đối với vườn ươm sầu riêng, không bố trí vườn ươm hay đặt cây con dưới tán cây lớn, ít nắng và ẩm thấp, không tưới quá nhiều nước nhất là vào chiều tối.

 

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn