Bệnh gỉ sắt cà phê và thuốc trị bệnh gỉ sắt cà phê hiệu quả

Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê do nấm Hemileia vastatrix gây ra. Bệnh gây hại phổ biến ở hầu hết các khu vực trồng cà phê trên thế giới và ở Việt Nam. Gây ra hiện tượng vàng lá, rụng lá, giảm tỷ lệ ra hoa, đậu quả. Gây hiện tượng quả nhỏ, quả bị khô lép, gây chết cành, làm giảm năng suất và phẩm chất cà phê nghiêm trọng. Nắm được tình hình thực tế THIBIPES xin giới thiệu cho bà con và các bạn cách nhận biết triệu chứng bệnh gỉ sắt trên cây cà phê và có biện pháp phòng trừ bệnh sớm và hiệu quả.

1. Triệu chứng gây bệnh gỉ sắt cà phê (do nấm Hemileia vastatrix gây ra)

- Vết bệnh thường xuất hiện trên lá non và lá trưởng thành. Ban đầu trên phiến lá thường xuất hiện những điểm màu trắng đục hay những chấm vàng nhạt có kích thước nhỏ từ 0,2 – 0,5 mm. Sau đó vết bệnh lớn dần tới 5 – 8mm.

Triệu chứng bệnh gỉ sắt cà phê

- Vết bệnh phổ biến có dạng tròn, hay bầu dục, đôi khi một vài vết liên kết với nhau thành dạng vô định hình.

Triệu chứng bệnh gỉ sắt cà phê ở mặt dưới lá

- Ở mặt dưới của lá khi bị nhiễm bệnh gỉ sắt thì lá cà phê sẽ xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng nhạt. Sau một thời gian những chấm này sẽ lớn dần và phía trên những chấm nhỏ xuất hiện lớp bột màu cam. Đây chính là bào tử của nấm gỉ sắt. Sau một thời gian phát triển các bào tử này sẽ ăn rộng ra bề mặt lá và chuyển dần từ màu cam sang màu trắng. Những bào tử này dần biến mất và để lại trên lá những vết bệnh màu nâu như bị cháy, có quầng vàng bao quanh.

Triệu chứng bệnh gỉ sắt trên lá cà phê

Lưu ý: Đôi khi gặp điều kiện thuận lợi vết bệnh cũ lại tái sinh bào tử, quá trình này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần khiến vết bệnh loang ra có vân đồng tâm.

- Khi bệnh nặng có thể ăn sâu đến thân và quả của cây cà phê sẽ khiến cây sẽ bị kiệt quệ dần và chết.

2. Nguyên nhân gây bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

- Bệnh gỉ sắt do nấm Hemileia vastatrix chuyên ký sinh trên cây cà phê gây ra. Hiện nay có tới 32 chủng sinh lý của nấm Hemileia vastatrix có thể ảnh hưởng đến cây cà phê.

- Nấm gây bệnh gỉ sắt cà phê Hemileia vastatrix, thuộc họ Pucciniacea, bộ Nấm Gỉ Sắt Uredinales, lớp Nấm Đảm Basidiomycetes. Nấm thường có 3 dạng bào tử là: Bào tử hạ (Uredinales), bào tử đông (Teleutospore) và bào tử đảm (Basidiospore).

+ Bào tử hạ của nấm Hemileia vastatrix thường có hình múi chanh màu vàng nhạt, mặt lưng khum lồi và có gai nhỏ, mặt lõm láng nhẵn, kích thước khoảng 16,5 – 18,5 x 25,4 – 23 micromet.

+ Bào tử đông của nấm Hemileia vastatrix thường rất ít gặp, đôi khi xuất hiện ở những vết bệnh cũ. Bào tử đông có hình con quay, đơn bào, vách mỏng và láng nhẵn, kích thước từ 22 – 28 x 19 – 23 micromet.

+ Bào tử đảm của nấm Hemileia vastatrix có hình trứng, hình bầu dục, hay hình tròn dính trên các đảm mọc từ bào tử đảm ra, kích thước 15 – 16 x 11 micromet.

Trong điều kiện Việt Nam, trên vết bệnh gỉ sắt cà phê ở vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, Phủ Quỳ và các vùng Tây Bắc, Việt Bắc, ... Thường chỉ thấy bào tử hạ hình thành.

- Theo Ward (1982) mỗi vết bệnh trung bình có tới 1.150.000 bào tử hạ có khả năng nảy mầm trong 20 ngày. Theo Saccas và Charpintier (1971) cho biết: Phạm vi nhiệt độ 22 – 24ºC là nhiệt độ tối thích cho sự nảy mầm của bào tử nếu có độ ẩm thích hợp, hạt nước nhỏ li ti hay độ ẩm không khí bảo hòa. Nhiệt độ quá cao, không khí ẩm ướt ở vùng nhiệt đới dễ làm sức sống của bào tử giảm thấp.

3. Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh gỉ sắt cà phê

- Bệnh phát sinh trong điều kiện nhiệt độ khoảng 19 – 26ºC và độ ẩm trên 85%, do đó ở miền Bắc Việt Nam, bệnh thường phát sinh trong vụ xuân hè từ tháng 2 đến tháng 5 và vụ thu đông từ tháng 9 đến tháng 12. Nổi bật rõ hai cao điểm: Tháng 3,4 và tháng 10,11.

- Cây cà phê trồng ở đất xấu, nghèo dinh dưỡng, đất quá chua,...bệnh cũng phát sinh nhiều. Cà phê dưới 3 năm tuổi bệnh nhẹ hơn hoặc hầu như không bị bệnh. Cây cà phê càng nhiều tuổi khả năng nhiễm bệnh gỉ sắt càng cao.

- Trong 3 nhóm cà phê, thì cà phê chè có khả năng bị nhiễm bệnh gỉ sắt nặng nhất, nhóm cà phê mít bị bệnh nhẹ hơn và nhóm cà phê vối thì hầu như ít bị bệnh. Trong nhóm cà phê chè thì cà phê chè đọt nâu ít bị bệnh hơn cà phê chè đọt xanh.

4. Thuốc trị bệnh gỉ sắt cây cà phê

THIBIPES giới thiệu đến quý nhà nông loại thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt cây cà phê hiệu quả mà chúng tôi sản xuất và phân phối trên thị trường hiện nay

Quy cách: gói 14g

THÀNH PHẦN:

Tebuconazole .... 500g/kg

Trifloxystrobin ... 250g/kg

Phụ gia .............. 250g/kg

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Là thuốc trừ bệnh phổ rộng công nghệ mới, nội hấp, lưu dẫn, trừ được nhiều loại bệnh xuất hiện cùng một lúc, ức chế quá trình sinh tổng hợp của các tế bào nấm bệnh. Thuốc đăng ký đặc trị hiệu quả bệnh đốm lá trên hồ tiêu.
  • Được sản xuất bởi nhà máy tốt nhất trên thế giới về thuốc trừ bệnh. Với liều lượng tăng hơn 40% so với loại thông thường. Đã tốt nay còn tốt hơn; yên tâm tuyệt đối khỏi lo bệnh đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá.
  • Đặc trị: đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn trên lúa.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

BỆNH HẠI

LIỀU LƯỢNG

Lúa

Đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm (do nấm), khô vằn .

14g/ bình 25 lít. Phun 2 bình cho 1.000m².

Rau màu: Cà Chua, Ớt, Dưa Hấu, Bắp Cải, Hoa Cúc, Dâu Tây, Cây họ đậu, … 

Rỉ sắt, thán thư, đốm lá, phấn trắng, đốm vòng, …

40g/ 100 lít nước, phun

ướt đều tán lá cây.

Cây ăn quả: Xoài, Thanh Long, Sầu Riêng, Bưởi, Nho, Điều, Cam, Quýt, Vải, Mãng Cầu, …

Thán thư, cháy lá, đốm đen quả, rỉ sắt, đốm vòng, thối quả, …

80g/ 1 phuy 200 lít.

Phun ướt đều tán lá cây.

  • Thời gian cách ly an toàn: 07 ngày trước khi thu hoạch.

CÔNG TY TNHH THUỐC BVTV THIÊN BÌNH.

ĐC: E22-D2, KDC SỞ VHTT, ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG, P. PHÚ HỮU, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM.

ĐT: 02822.48.52.52

Email: bvtvthienbinh@gmail.com

Web: www.bvtvthienbinh.com

Link Fanpage: https://www.facebook.com/THIEN-BINH-102656208736169

Nguồn BVTV Thiên Bình & tổng hợp internet

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn