Phòng trừ sâu đục thân hại lúa

1. Sâu đục thân là gì? Có mấy loại sâu đục thân? Đặc điểm sinh thái và triệu chứng nhận biết sâu đục thân.

1.1. Sâu đục thân là gì

Sâu đục thân là loài sâu bệnh sống ký sinh ở trong thân cây. Bướm đẻ trứng trên cây. Sau đó, trứng sẽ phát triển thành sâu. Chúng đục sâu vào thân cây, làm gián đoạn quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây. Một số cành cây nhỏ không đủ sức chống chịu sẽ không phát triển được, dần bị héo và chết. Những cành cây to rất dễ gãy khi gặp mưa bão lớn. Sâu đục thân gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng.

1.2.Có mấy loại sâu đục thân

Sâu đục thân phát triển gần như phổ biến ở tất cả các mùa, và xuất hiện ở nhiều giai đoạn phát triển của cây. Nó có thể gây hại cho rất nhiều loại cây trồng như lúa, chuối và thậm chí cả cây ăn quả.

Đối với cây lúa, ảnh hưởng nặng nề nhất do 4 loại sâu đục thân gây ra: sâu đục thân bướm hai chấm; sâu đục thân bướm cú mèo; sâu đục thân năm vạch đầu nâu; sâu đục thân năm vạch đầu đen.

1.3. Đặc điểm sinh thái của sâu đục thân

- Ở nhiệt độ 25 độ C, sâu đục thân bướm phát triển thuận lợi nhất

- Thời gian phát dục trung bình khoảng 6 ngày, giai đoạn ấu trùng (sâu non) trung bình tầm 27 ngày và vòng đời diễn ra trong 5 ngày.

- Thời kỳ nhộng dao động trong vòng 6 ngày.

- Bướm vũ hóa đẻ trứng trong vòng 2 đến 4 ngày.


 

1.4. Triệu chứng nhận biết

Trong giai đoạn gieo mạ hoặc lúa làm đòng: sâu đục thân đục xuyên qua bẹ lá bên ngoài, đục vào đến nõn giữa, hút chất dinh dưỡng làm cây mạ bị chết khô, dảnh lúa bị héo.

Vào thời kỳ sắp trỗ: sâu đục qua lá đòng, chui vào giữa, bò xuống ăn các điểm sinh trưởng, cắt đứt đường dẫn dinh dưỡng của cây, làm cho bông lúa bị lép, bạc trắng.

2. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân

Biện pháp 1: Sau mỗi vụ thu hoạch xong phải cày bừa trước khi bắt đầu vụ mới, cày để lật gốc rạ xuống đồng thời vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng. Đó là biện pháp phòng ngừa sự phát sinh của sâu đục thân.

Biện pháp 2: Gieo mạ thành từng khoảng, từng giống để tiện chăm sóc

Biện pháp 3: Trong giai đoạn đầu sâu đục thân phát triển, bà con có thể sử dụng các biện pháp thủ công như dùng bẫy lồng đèn, ngắt bỏ lúa héo, diệt ổ trứng.

Biện pháp 4: Chú ý thời vụ gieo mạ để tránh thời điểm sâu phát triển mạnh nhất. Đặc biệt chú ý lứa 2 và lứa 5 của sâu. Tốt nhất là để lúa trổ bông hết thì bướm mới xuất hiện, như vậy là an toàn nhất. Do đó chú ý thời vụ gieo trồng là điều rất quan trọng.

Biện pháp 5: Khi sâu đục thân đẻ khoảng nửa ổ trên mét vuông, vào đúng giai đoạn làm đòng thì cần đặc biệt chú ý đến khi chúng vũ hóa. Nên sử dụng thuốc trừ sâu trước khi lúa trổ khoảng 1 tuần.

Biện pháp 6: Các loại cây thu hút thiên địch nên được trồng xung quanh ruộng lúa. Kẻ thù tự nhiên của sâu đục thân bao gồm tò vò, các loài họ ong bắp cày, ong mắt đỏ.

Biện pháp 7: Sau khi lúa trổ xong bà con có thể dùng biện pháp hóa học để phòng trừ. Các loại thuốc trừ sâu đục thân có thể sử dụng là các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, thuốc tiếp xúc hoặc thuốc nội hấp.

Biện pháp 8: Cân đối lượng phân bón sử dụng. Không bón thừa đạm hoặc bón không cân đối theo đúng quy trình.

Biện pháp 9: Tổ chức bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp, đồng loạt.

3. CHIP JAPAN Siêu phẩm đặc trị sâu cuốn lá hiệu quả

< Trở lại

Tag: Nhện đỏ, nhện đỏ cây sầu riêng, nhện đỏ trên bưởi, nhện đỏ hoa hồngRệp sáp sầu riêng, bọ phấn trắng, Rầy nhảy sầu riêng, rầy bông sầu riêng, rầy xanh sầu riêng, Bọ cánh cứng sầu riêng, bọ rùa hại bông sầu riêng,Sâu cuốn lá, sâu cuốn lá lúa, sâu cuốn lá kháng thuốc, Bệnh thán thư, thối quả sầu riêng, thán thư bông sầu riêng, Bọ trĩ mãng cầu; Bọ trĩ hoa hồng,Bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt lúa, bệnh vi khuẩn, lép vàng trên lúa, lép đen vi khuẩn